Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
Cơ quan nào có thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, hằng năm của chính quyền địa phương theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Quyết định danh mục các dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
3. Giám sát việc vay, vay lại, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, sử dụng vốn vay và trả nợ của chính quyền địa phương.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
Cơ quan nào có thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu? (Hình từ Internet)
Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương gồm những nội dung nào?
Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 93/2018/NĐ-CP như sau:
Căn cứ dự toán ngân sách, kế hoạch vay, trả nợ hàng năm, chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và kế hoạch vay của chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương gửi Bộ Tài chính xem xét, cho ý kiến về điều kiện, điều khoản theo quy định tại Điều 53 Luật Quản lý nợ công 2017.
Theo đó, Đề án phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương bao gồm các nội dung sau:
(1) Chủ thể phát hành trái phiếu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
(2) Mục đích phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công;
(3) Dự kiến điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm:
- Khối lượng phát hành;
- Kỳ hạn trái phiếu phát hành đảm bảo từ 01 năm trở lên;
- Mệnh giá trái phiếu là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng;
- Đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam;
(4) Dự kiến thời gian và phương thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
(5) Tình hình vay và trả nợ gốc, lãi vốn vay từ tất cả các nguồn của ngân sách cấp tỉnh trong 03 năm ngân sách liền kề trước năm dự kiến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
(6) Hạn mức vay nợ trong năm của ngân sách địa phương, tình hình trả nợ gốc, lãi các khoản vay vốn trong năm, dư nợ vay vốn tại thời điểm xây dựng Đề án và dự kiến dư nợ vay sau khi vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu;
(7) Phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
(8) Dự kiến các thông tin cung cấp cho nhà đầu tư trước đợt phát hành trái phiếu;
(9) Cam kết của tổ chức phát hành đối với chủ sở hữu trái phiếu;
(10) Trường hợp phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh phải tuân thủ các quy định như đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thông thường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo danh mục dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương là gì?
Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương được quy định tại điểm b khoản 7 Điều 8 Nghị định 93/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức vay theo hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
...
7. Hoán đổi trái phiếu:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể hoán đổi trái phiếu để cơ cấu lại nợ theo phương án hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt;
b) Việc hoán đổi phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch. Khối lượng trái phiếu phát hành mới để hoán đổi cho trái phiếu đang lưu hành phải nằm trong vào hạn mức vay nợ của chính quyền địa phương hàng năm;
c) Phương án hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm những nội dung cơ bản sau: Mục đích hoán đổi; điều kiện, điều khoản của trái phiếu bị hoán đổi và được hoán đổi (dự kiến cụ thể về việc phát hành trái phiếu mới hoặc phát hành bổ sung); phương thức hoán đổi; danh sách chủ sở hữu trái phiếu bị hoán đổi tại thời điểm xây dựng phương án; thời gian dự kiến tổ chức đợt hoán đổi trái phiếu; dự kiến hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện hoán đổi trái phiếu;
d) Sau khi phương án hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến Bộ Tài chính về điều kiện, điều khoản của trái phiếu được hoán đổi và bị hoán đổi trước khi tổ chức thực hiện;
đ) Chi phí tổ chức hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương do ngân sách địa phương chi trả theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn;
e) Quy trình tổ chức hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
...
Như vậy, việc hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch.
Khối lượng trái phiếu phát hành mới để hoán đổi cho trái phiếu đang lưu hành phải nằm trong vào hạn mức vay nợ của chính quyền địa phương hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày nào? 08 yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước?
- Mẫu di chúc viết tay không có người làm chứng mới nhất là mẫu nào? Có được lập di chúc khi không có người làm chứng không?
- Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân thế nào? Lực lượng vũ trang nhân dân có bao gồm Quân đội nhân dân?
- Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước gồm các nhiệm vụ nào? Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở nào?
- Vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên? Đặc điểm tâm sinh lý vị thành niên? Dấu hiệu dậy thì thời kỳ vị thành niên ở nam và nữ?