Thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế trong trường hợp thỏa thuận quốc tế nhân danh nhiều cơ quan?
Thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế trong trường hợp thỏa thuận quốc tế nhân danh nhiều cơ quan?
Thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế trong trường hợp thỏa thuận quốc tế nhân danh nhiều cơ quan, căn cứ theo quy định Điều 24 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020, nội dung như sau:
Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh nhiều cơ quan, tổ chức
1. Trường hợp hai hoặc nhiều cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài, các cơ quan, tổ chức này thống nhất bằng văn bản chỉ định cơ quan, tổ chức làm đầu mối ký kết. Trong trường hợp không thống nhất được cơ quan, tổ chức làm đầu mối ký kết thì báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định.
2. Cơ quan, tổ chức làm đầu mối ký kết có trách nhiệm lấy ý kiến, trình cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có ý kiến khác nhau, tổ chức ký kết và báo cáo theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6, 7 của Chương này.
Theo quy định trên thì thẩm quyền quyết định ký kết khi thỏa thuận quốc tế nhân danh nhiều cơ quan được xác định tương ứng từng trường hợp sau:
+ Có sự thống nhất bằng văn bản giữa các cơ quan ký kết thỏa thuận quốc tế và bên ký kết chỉ định cơ quan làm đầu mối ký kết.
+ Không có sự thống nhất giữa các cơ quan, cơ quan làm đầu mối ký kết phải báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ký kết trong trường hợp thỏa thuận quốc tế nhân danh nhiều cơ quan? (Hình từ Internet)
Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm những gì?
Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế được quy định theo Điều 27 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020, nội dung như sau:
Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế
Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 22 của Luật này bao gồm:
1. Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
b) Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;
c) Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác;
đ) Việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này;
e) Tính khả thi, hiệu quả của thỏa thuận quốc tế;
2. Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Theo quy định trên thì hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế gồm các nội dung chủ yếu nêu trên và dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo).
Hồ sơ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm những gì?
Hồ sơ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế được quy định tại Điều 28 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020, nội dung như sau:
Hồ sơ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế
Hồ sơ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 3 Điều 9, khoản 4 Điều 13, khoản 4 Điều 15, khoản 4 Điều 17, khoản 4 Điều 19 và khoản 4 Điều 22 của Luật này bao gồm:
1. Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến (nếu có), đề xuất về việc ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế (nếu có);
2. Ý kiến bằng văn bản của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 9, khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 22 và khoản 4 Điều 25 của Luật này;
3. Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến;
4. Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Theo quy định trên thì hồ sơ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế gồm:
+ Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
+ Ý kiến bằng văn bản của cơ quan, tổ chức theo quy định.
+ Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến.
+ Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Phụ lục VIII Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động dùng để lấy lời khai của những ai? Tải mẫu biên bản lấy lời khai?
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?