Thẩm quyền thanh tra lại được pháp luật quy định như thế nào? Chánh Thanh tra sở và Chánh thanh tra huyện có thẩm quyền thanh tra lại hay không?
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Căn cứ Điều 4 Luật Thanh tra 2010 quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:
“Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
d) Thanh tra sở;
đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm: Cơ quan thanh tra nhà nước (gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện) và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Quy định pháp luật về thẩm quyền thanh tra lại
Căn cứ Điều 47 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về thẩm quyền thanh tra lại như sau:
“Điều 47. Thẩm quyền thanh tra lại
1. Thanh tra lại là việc xem xét, đánh giá, xử lý kết luận thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, ra kết luận thanh tra.
2. Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
4. Chánh Thanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
5. Chánh Thanh tra sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra sở có thẩm quyền thanh tra lại. Theo đó, Chánh Thanh tra sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao. Chánh Thanh tra huyện không có thẩm quyền thanh tra lại.
Thẩm quyền thanh tra lại
Việc thanh tra lại được thực hiện khi có những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 48 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về căn cứ thanh tra lại như sau:
“Điều 48. Căn cứ thanh tra lại
Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.
2. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.
3. Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra.
4. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
5. Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.”
Như vậy, việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ: Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra; Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra; Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra; Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?