Thẩm quyền theo lãnh thổ của hòa giải viên lao động được hiểu như thế nào? Hồ sơ dự tuyển làm hòa giải viên lao động?

Thẩm quyền theo lãnh thổ của hòa giải viên lao động? Để trở thành hòa giải viên lao động cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Hồ sơ dự tuyển làm hòa giải viên lao động? Câu hỏi đến từ anh G.L ở bình Dương. Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Thẩm quyền theo lãnh thổ của hòa giải viên lao động được hiểu như thế nào?

Căn cứ Điều 184 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Hòa giải viên lao động
1. Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, chế độ, điều kiện hoạt động và việc quản lý hòa giải viên lao động; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động.

Và Điều 188 Bộ luật lao động 2019 có nêu:

Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
5. Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
6. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
7. Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo đó, pháp luật lao động không quy định cụ thể thẩm quyền theo lãnh thổ của hòa giải viên lao động nhưng có thể hiểu là giải quyết các nội dung trong phạm vi tỉnh đó của hòa giải viên.

Thẩm quyển theo lãnh thổ của hòa giải viên lao động

Thẩm quyền theo lãnh thổ của hòa giải viên lao động (Hình từ Internet)

Để trở thành hòa giải viên lao động cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Theo Điều 92 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, để trở thành hòa giải viên lao động thì cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.

- Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.

- Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

Hồ sơ dự tuyển làm hòa giải viên lao động bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 93 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động như sau:

Theo đó, khi dự tuyển hòa giải viên lao động thì người dự tuyển cần chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau đây:

- Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế;

- Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan;

- Văn bản giới thiệu tham gia làm hòa giải viên lao động của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).

Hòa giải viên lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hòa giải viên lao động có thể là người nước ngoài không? Khi nào hòa giải viên lao động bị miễn nhiệm?
Pháp luật
Hòa giải viên lao động do ai bổ nhiệm? Thời gian làm việc bao lâu trong lĩnh vực lao động để đảm bảo đủ điều kiện trở thành hòa giải viên lao động?
Pháp luật
Thẩm quyền theo lãnh thổ của hòa giải viên lao động được hiểu như thế nào? Hồ sơ dự tuyển làm hòa giải viên lao động?
Pháp luật
Cá nhân có nhu cầu làm hòa giải viên lao động thì đăng ký dự tuyển với cơ quan nào? Danh sách hòa giải viên lao động được bổ nhiệm được đăng tải ở đâu?
Pháp luật
Hòa giải viên lao động bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị miễn nhiệm đúng không?
Pháp luật
Thời hạn bổ nhiệm hòa giải viên lao động tối đa là bao lâu? Hết thời hạn thì có được bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động không?
Pháp luật
Năm 2022, TP Hồ Chí Minh thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động như thế nào?
Pháp luật
Làm sao để có thể trở thành hòa giải viên lao động? Khi đã trở thành hòa giải viên lao động rồi thì sẽ được hưởng các chế độ nào?
Pháp luật
Trường hợp nào miễn nhiệm hòa giải viên lao động? Thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Trình tự miễn nhiệm hòa giải viên lao động trong trường hợp hòa giải viên không hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm như thế nào?
Pháp luật
Hòa giải viên lao động phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về trình độ học vấn? Lập kế hoạch tuyển chọn hòa giải viên lao động như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hòa giải viên lao động
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
615 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hòa giải viên lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hòa giải viên lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào