Thẩm quyền thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương do ai quy định?
Thẩm quyền thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương do ai quy định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
Thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
b) Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
c) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
d) Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
đ) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
e) Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
g) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 17 Nghị định 151/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP) có quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thu hồi đối với tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Thẩm quyền thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương do ai quy định? (Hình từ Internet)
Phạm vi và hình thức khai thác tài sản công có quyết định thu hồi như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 19 Nghị định 151/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP) quy định phạm vi và hình thức khai thác tài sản công có quyết định thu hồi:
(1) Bố trí trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp có quyết định thu hồi (bao gồm hoặc không bao gồm các tài sản khác hiện có tại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đó) cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội sử dụng tạm thời trong thời gian chưa có tài sản hoặc đang trong thời gian thực hiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
Trong thời gian được bố trí sử dụng tạm thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm sử dụng tài sản đúng mục đích được bố trí; thực hiện chi trả chi phí điện, nước, nhân công phục vụ, bảo vệ, chi phí cải tạo, sửa chữa (nếu có) và các chi phí khác có liên quan (không bao gồm chi phí khấu hao, hao mòn tài sản, tiền thuê đất) và được hạch toán vào chi phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tính vào chi phí đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo dự án, nhiệm vụ được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Việc cải tạo, sửa chữa (nếu có) nhà, công trình trong thời gian sử dụng tạm thời do cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạm thời thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Giao tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương (nếu có) quản lý, khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
(3) Giao tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, khai thác theo quy định của pháp luật về đất đai.
08 hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước?
08 hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
- Thu hồi.
- Điều chuyển.
- Bán.
- Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
- Thanh lý.
- Tiêu hủy.
- Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?