Thẩm quyền xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại thuộc về chủ thể nào?
- Thẩm quyền xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại thuộc về chủ thể nào?
- Thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại được thực hiện như thế nào?
- Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại thực hiện việc hoàn trả như thế nào?
Thẩm quyền xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại thuộc về chủ thể nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 66 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về thẩm quyền xác định trách nhiệm hoàn trả như sau:
Thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chi trả xong tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại, Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải có sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan đến việc gây thiệt hại.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải hoàn thành việc xác định những người thi hành công vụ gây thiệt hại, mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại, trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả của từng người và có văn bản kiến nghị Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng tối đa là 30 ngày.
...
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chi trả xong tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả.
Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại, Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải có sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan đến việc gây thiệt hại.
Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải hoàn thành việc xác định những người thi hành công vụ gây thiệt hại, mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại, trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả của từng người và có văn bản kiến nghị Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường.
Việc xem xét này được thực hiện trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả. Đối với trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng tối đa là 30 ngày.
Trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại (Hình từ Internet)
Thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 66 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả như sau:
Thẩm quyền, thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả
...
3. Trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường thực hiện:
a) Ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại do mình quản lý trong hoạt động tố tụng hình sự và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại do cơ quan đó quản lý.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ban hành quyết định hoàn trả và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.
4. Quyết định hoàn trả phải được gửi tới người thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thu tiền hoàn trả.
Theo đó, trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Hoặc ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại do mình quản lý trong hoạt động tố tụng hình sự và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại do cơ quan đó quản lý.
Quyết định hoàn trả phải được gửi tới người thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thu tiền hoàn trả.
Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại thực hiện việc hoàn trả như thế nào?
Căn cứ Điều 68 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về thực hiện việc hoàn trả như sau:
Thực hiện việc hoàn trả
1. Việc hoàn trả có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và phải được xác định trong quyết định hoàn trả.
2. Trường hợp việc hoàn trả được thực hiện bằng cách trừ dần vào thu nhập từ tiền lương hằng tháng của người thi hành công vụ thì mức trừ tối thiểu là 10% và tối đa là 30% thu nhập từ tiền lương hằng tháng.
3. Trường hợp người thi hành công vụ phải hoàn trả là người đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai thì được hoãn việc hoàn trả theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Theo đó, việc hoàn trả có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và phải được xác định trong quyết định hoàn trả.
Và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà việc hoàn trả sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 68 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?