Thẩm quyền xử phạt hành vi không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh?
- Doanh nghiệp xây dựng Quy chế công bố thông tin gồm những nội dung gì?
- Không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp?
Doanh nghiệp xây dựng Quy chế công bố thông tin gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp.
1. Xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này bao gồm các nội dung về thẩm quyền, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận liên quan.
2. Lập trang thông tin điện tử trong vòng 03 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải hiển thị thời gian đăng tải thông tin và các thông tin cơ bản về doanh nghiệp; các báo cáo, thông tin công bố định kỳ, bất thường theo quy định tại Nghị định này.
3. Hoàn thành kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cập nhật tại các mẫu biểu điện tử trên Cổng thông tin doanh nghiệp khi đăng tải báo cáo công bố thông tin.
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có trách nhiệm cập nhật các mẫu biểu điện tử trên Cổng thông tin doanh nghiệp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề trước ngày 30 tháng 6 hằng năm gồm: Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, thuế và các khoản đã nộp Nhà nước, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài, đầu tư tài chính, tổng nợ phải trả, tổng số lao động, tổng quỹ lương, mức lương trung bình.
4. Tuân thủ quy định và yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp là một trong những trách nhiệm của doanh nghiệp.
Trong đó, việc xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp gồm các nội dung về thẩm quyền, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận liên quan.
Xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 61 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước như sau:
Vi phạm về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước
...
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
b) Không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
d) Buộc xây dựng Quy chế công bố thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
...
Lưu ý, tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
...
c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo đó, khi doanh nghiệp không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xây dựng Quy chế công bố thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh có các quyền cụ thể nêu trên.
Như vậy, khi doanh nghiệp không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xây dựng Quy chế công bố thông tin theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?