Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa được thực hiện thế nào?

Tôi có thắc mắc là việc tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện như thế nào? Trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp cần đảm bảo nguyên tắc gì? - câu hỏi của anh Tuấn (Cần Thơ)

Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện thế nào?

Theo Điều 102 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp
1. Trước hoặc sau khi biện pháp kiểm soát khẩn cấp được ban hành, bãi bỏ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp có trách nhiệm tham vấn các đối tác thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có liên quan quy định chi tiết việc tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp.

Theo đó, trước hoặc sau khi biện pháp kiểm soát khẩn cấp được ban hành, bãi bỏ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp có trách nhiệm tham vấn các đối tác thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có liên quan quy định chi tiết việc tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

biện pháp kiểm soát khẩn cấp

Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa được thực hiện thế nào? (Hình từ internet)

Trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần đảm bảo nguyên tắc gì?

Theo Điều 101 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp như sau:

Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp
1. Biện pháp kiểm soát khẩn cấp chỉ được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Điều 100 của Luật này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo quy định tại Chương II của Luật này.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp phải đánh giá, lựa chọn biện pháp gây ít cản trở nhất cho hoạt động ngoại thương.
4. Biện pháp kiểm soát khẩn cấp được bãi bỏ khi không còn các trường hợp quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc thông qua thương lượng, đàm phán.

Như vậy, trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần đảm bảo nguyên tắc sau đây:

- Biện pháp kiểm soát khẩn cấp chỉ được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Điều 100 của Luật này.

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo quy định tại Chương II của Luật này.

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp phải đánh giá, lựa chọn biện pháp gây ít cản trở nhất cho hoạt động ngoại thương.

- Biện pháp kiểm soát khẩn cấp được bãi bỏ khi không còn các trường hợp quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc thông qua thương lượng, đàm phán.

Biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được áp dụng trong các trường hợp nào?

Theo Điều 101 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa như sau:

Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa
1. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.
2. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
3. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
4. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh được sự ảnh hưởng đó.
5. Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.
6. Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chỉ được áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên.

Kiểm soát khẩn cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa đến từ quốc gia nào bị áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp? Khi biện pháp kiểm soát khẩn cấp được ban hành phải tham vấn đối tượng nào?
Pháp luật
Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa được thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm soát khẩn cấp
567 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm soát khẩn cấp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm soát khẩn cấp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào