Thân nhân của bộ đội đã xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm y tế do nhà nước cấp trước đó hay không?
Thân nhân của những đối tượng nào sẽ được hưởng bảo hiểm y tế do nhà nước đóng?
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
...
Theo quy định trên thì thân nhân của của các đối tượng sau sẽ được hưởng bảo hiểm y tế do nhà nước đóng:
(1) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
(2) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
(3) Thân nhân của các đối tượng như:
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;
- sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.
Thân nhân của bộ đội đã xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm y tế do nhà nước cấp trước đó hay không? (Hình từ Internet)
Thân nhân của bộ đội xuất ngũ có được hưởng bảo hiểm y tế do nhà nước cấp trước đó hay không?
Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 143/2020/TT-BQP có quy định về vấn đề này như sau
Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
...
2. Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của một số trường hợp:
Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư này là thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu: Sau khi khám sức khỏe, ổn định tổ chức, biên chế và lập lý lịch, đơn vị tiếp nhận hướng dẫn kê khai, thẩm định và lập danh sách thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm y tế, báo cáo Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng. Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự hoặc 24 tháng đối với thân nhân học viên các trường quân sự, học viên cơ yếu.
Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 hoặc 24 tháng đối với thân nhân học viên các trường quân sự, học viên cơ yếu.
Như vậy, trong trường hợp bộ đội đã xuất ngũ thì thân nhân sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế do Nhà nước cấp trước đó nữa.
Mức đóng bảo hiểm y tế của thân nhân bộ đội là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
...
g) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;
...
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của thân nhân bộ đội tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?