Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân cần phải mang theo những loại giấy tờ gì? Cán bộ tổ chức thăm sẽ có trách nhiệm gì?
- Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân cần phải mang theo những loại giấy tờ gì?
- Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân thì cán bộ tổ chức thăm sẽ có trách nhiệm gì?
- Cán bộ khi làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp cho người thân của người bị tạm giữ phải tuân thủ những gì?
Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân cần phải mang theo những loại giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 27/2018/TT-BQP như sau:
Thủ tục thăm gặp, làm việc
1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị thăm gặp, có xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập;
b) Một trong những giấy tờ tùy thân: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu; trường hợp không có một trong những giấy tờ tùy thân nêu trên thì đơn đề nghị phải được dán ảnh, được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
...
Như vậy, thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ cần phải mang theo những loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị thăm gặp, có xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập;
- Một trong những giấy tờ tùy thân:
+ Thẻ căn cước công dân
+ Giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu;
+ Trường hợp không có một trong những giấy tờ tùy thân nêu trên thì đơn đề nghị phải được dán ảnh, được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Tạm giam (Hình từ Internet)
Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân thì cán bộ tổ chức thăm sẽ có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 27/2018/TT-BQP như sau:
Trách nhiệm của cán bộ tổ chức thăm, gặp
...
2. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp, làm việc; lập danh sách người bị tạm giữ, tạm giam được thăm gặp hoặc không được thăm gặp theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đề xuất, trình Thủ trưởng cơ sở giam giữ ký duyệt trước khi thực hiện;
b) Kiểm tra người, thư, tiền, quà, đồ vật, giám sát người bị tạm giữ, tạm giam từ khi nhận đến khi đưa về bàn giao cho cán bộ trực khu giam, ký Sổ xuất, nhập người bị tạm giữ, tạm giam;
c) Trường hợp có nhiều thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam đến thăm gặp cùng một thời điểm, phải đề nghị Thủ trưởng cơ sở giam giữ tăng cường lực lượng giám sát việc thăm gặp.
d) Vào Sổ theo dõi thăm gặp, cập nhật đầy đủ thông tin, phản ánh tình hình thăm gặp với Thủ trưởng cơ sở giam giữ;
đ) Bàn giao ngay tiền, thuốc chữa bệnh và những đồ vật không được mang vào buồng giam mà người bị tạm giữ, tạm giam nhận được trong khi thăm gặp (nếu có) cho người có trách nhiệm quản lý.
3. Giám sát quá trình thăm gặp, làm việc không để người bị tạm giữ, tạm giam thông cung hoặc thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm. Khi phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam và người đến thăm gặp, làm việc vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì dừng ngay việc thăm gặp, làm việc; lập biên bản và báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ.
Như vậy, thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ thì cán bộ tổ chức thăm sẽ có trách nhiệm sau:
- Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp, làm việc; lập danh sách người bị tạm giữ, tạm giam được thăm gặp hoặc không được thăm gặp theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đề xuất, trình Thủ trưởng cơ sở giam giữ ký duyệt trước khi thực hiện;
- Kiểm tra người, thư, tiền, quà, đồ vật, giám sát người bị tạm giữ, tạm giam từ khi nhận đến khi đưa về bàn giao cho cán bộ trực khu giam, ký Sổ xuất, nhập người bị tạm giữ, tạm giam;
- Trường hợp có nhiều thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam đến thăm gặp cùng một thời điểm, phải đề nghị Thủ trưởng cơ sở giam giữ tăng cường lực lượng giám sát việc thăm gặp.
- Vào Sổ theo dõi thăm gặp, cập nhật đầy đủ thông tin, phản ánh tình hình thăm gặp với Thủ trưởng cơ sở giam giữ;
- Bàn giao ngay tiền, thuốc chữa bệnh và những đồ vật không được mang vào buồng giam mà người bị tạm giữ, tạm giam nhận được trong khi thăm gặp (nếu có) cho người có trách nhiệm quản lý.
Cán bộ khi làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp cho người thân của người bị tạm giữ phải tuân thủ những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 27/2018/TT-BQP như sau:
Trách nhiệm của cán bộ tổ chức thăm, gặp
1. Cán bộ khi làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp phải chấp hành nghiêm pháp luật, Điều lệnh, quy định của cơ sở giam giữ. Không được gây phiền hà cho người bị tạm giữ, tạm giam và người đến thăm gặp, làm việc; không tự ý nhận, chuyển thư, tiền, quà, các đồ vật khác cho người bị tạm giữ, tạm giam.
...
Như vậy, cán bộ khi làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp cho người thân của người bị tạm giữ thì sẽ phải chấp hành nghiêm pháp luật, Điều lệnh, quy định của cơ sở giam giữ.
Bên cạnh đó không được gây phiền hà cho người bị tạm giữ, tạm giam và người đến thăm gặp, làm việc; không tự ý nhận, chuyển thư, tiền, quà, các đồ vật khác cho người bị tạm giữ, tạm giam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?