Thân nhân liệt sĩ đang công tác trong Quân đội nhân dân thì sẽ được hưởng chế độ gì? Mức hỗ trợ về nhà ở đối với thân nhân liệt sĩ đang công tác trong Quân đội nhân dân là bao nhiêu?
Thân nhân liệt sĩ đang công tác trong Quân đội nhân dân thì sẽ được hưởng chế độ gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 4696/QĐ-BQP năm 2015 thực hiện hỗ trợ đối với thân nhân liệt sĩ đang công tác trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Đối tượng áp dụng
Sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân, viên chức quốc phòng; hạ sĩ quan, binh sĩ; lao động hợp đồng đang công tác trong Quân đội (kể cả các doanh nghiệp quân đội) là bố đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng và con đẻ của liệt sĩ.
Như vậy, thân nhân của liệt sĩ đang công tác trong quân đội được hưởng chế độ tại Quyết định 4696/QĐ-BQP năm 2015 bao gồm:
Sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân, viên chức quốc phòng; hạ sĩ quan, binh sĩ; lao động hợp đồng đang công tác trong Quân đội (kể cả các doanh nghiệp quân đội)
Bên cạnh đó, Điều 2 Quyết định 4696/QĐ-BQP năm 2015 quy định về nội dung hỗ trợ cho thân nhân liệt sĩ đang công tác trong Quân đội như sau:
(1) Về đào tạo, bố trí, sử dụng:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, được ưu tiên tuyển chọn đi đào tạo tại các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội theo quy định; được bố trí công tác ở đơn vị gần nơi cư trú để có điều kiện chăm sóc gia đình;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ được ưu tiên cử tuyển hoặc dự tuyển vào các trường trong và ngoài Quân đội theo quy định; sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nếu đủ điều kiện, được ưu tiên chuyển chế độ phục vụ sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân, viên chức quốc phòng;
c) Công nhân, viên chức quốc phòng có thời gian công tác từ 12 tháng trở lên, nếu có nguyện vọng, được chuyển chế độ phục vụ sang quân nhân chuyên nghiệp theo quy định;
d) Lao động hợp đồng có đủ điều kiện được ưu tiên tuyển dụng công nhân, viên chức quốc phòng.
(2) Về thời gian phục vụ trong Quân đội:
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng, được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ không quá 5 năm so với tuổi quy định.
(3) Về nhà ở:
Gia đình thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở thì được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Điều 3 Quyết định 4696/QĐ-BQP năm 2015.
Thân nhân liệt sĩ đang công tác trong Quân đội nhân dân thì sẽ được hưởng chế độ gì? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ về nhà ở đối với thân nhân liệt sĩ đang công tác trong Quân đội nhân dân là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 4696/QĐ-BQP năm 2015 quy định về đối tượng, điều kiện, định mức và thủ tục hỗ trợ về nhà ở như sau:
Đối tượng, điều kiện, định mức và thủ tục hỗ trợ về nhà ở
1. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ
a) Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ:
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng đã lập gia đình, thuộc các trường hợp sau đây, nếu có nguyện vọng thì được hỗ trợ một lần về nhà ở, gồm:
- Trường hợp chưa có nhà ở (đang ở nhà bố mẹ, thuê nhà, mượn nhà hoặc ở nhờ nhà người khác);
- Tự tạo lập hoặc tự mua nhà ở nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa được hỗ trợ kinh phí từ chương trình nhà tình nghĩa, nhà đồng đội;
- Đã có nhà ở nhưng hư hỏng, xuống cấp cần phải sửa chữa (kể cả đối tượng đã được xây tặng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội hoặc đã được hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ nhà tình nghĩa, nhà đồng đội từ năm 2005 trở về trước, nhà ở hư hỏng, xuống cấp);
Trường hợp cả vợ và chồng là thân nhân của liệt sĩ thì được hỗ trợ một người; ưu tiên hỗ trợ đối với những người có khó khăn trước; ít khó khăn sau.
b) Không thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với người đã có nhà ở riêng, gồm các trường hợp sau:
- Đã được thụ hưởng chính sách nhà ở, đất ở theo quy định của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng;
- Đã được tặng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội hoặc đã được hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ nhà tình nghĩa, nhà đồng đội khi tự tạo lập hoặc tự mua nhà ở từ năm 2006 đến nay.
2. Mức hỗ trợ
- Mức hỗ trợ đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này là 70.000.000 đồng/trường hợp/nhà;
- Trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mức hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định;
- Khuyến khích các đơn vị hỗ trợ thêm cho các đối tượng bằng các nguồn khác, bảo đảm công bằng.
3. Thủ tục hỗ trợ về nhà ở
- Đối tượng làm Đơn đề nghị, có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi đối tượng cư trú; kèm 01 ảnh ngôi nhà hiện đang ở, bản sao hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua nhà ở chính sách, nhà ở xã hội (nếu có); báo cáo chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp;
- Cấp Trung đoàn hoặc tương đương trở lên tổ chức xác minh, lập biên bản về thực trạng nhà ở của đối tượng;
- Công văn, kèm theo hồ sơ, danh sách đề nghị của đơn vị theo phân cấp.
4. Việc hỗ trợ về nhà ở, phấn đấu thực hiện xong trước dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017); từ năm 2018, việc hỗ trợ về nhà ở được đưa vào kế hoạch hoạt động Đền ơn đáp nghĩa hằng năm.
5. Việc thực hiện các chế độ hỗ trợ phải bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch; đúng đối tượng quy định.
Như vậy, nếu thuộc vào các đối tượng được hỗ trợ về nhà ở thì mức hỗ trợ về nhà ở đối với thân nhân liệt sĩ đang công tác trong Quân đội nhân dân là 70.000.000 đồng/trường hợp/nhà;
- Trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mức hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định;
- Khuyến khích các đơn vị hỗ trợ thêm cho các đối tượng bằng các nguồn khác, bảo đảm công bằng.
Nguồn kinh phí hỗ trợ về nhà ở đối với thân nhân liệt sĩ đang công tác trong Quân đội nhân dân được lấy từ đâu?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 4696/QĐ-BQP năm 2015 quy định như sau:
Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí hỗ trợ về nhà ở được trích từ Quỹ điều tiết lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp quân đội, số tiền là 30.000.000.000 đồng; từ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Bộ Quốc phòng, số tiền là 16.000.000.000 đồng. Trong đó:
- Năm 2016, trích từ Quỹ điều tiết lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp quân đội, là 17.000.000.000 đồng; Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Bộ Quốc phòng, là 6.000.000.000 đồng;
- Năm 2017, trích từ Quỹ điều tiết lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp quân đội, là 13.000.000.000 đồng; Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Bộ Quốc phòng, là 10.000.000.000 đồng;
- Từ năm 2018 trở đi, sử dụng từ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa do các đơn vị được giữ lại và từ cân đối Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, từ năm 2018 trở đi, nguồn kinh phí được sử dụng từ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa do các đơn vị được giữ lại và từ cân đối Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?