Thân nhân liệt sĩ thì có được bảo hiểm y tế (BHYT) hỗ trợ chi phí vận chuyển không? Cấp cứu ở bệnh viện tuyến trên và được chuyển xuống tuyến dưới để điều trị tiếp thì có được hưởng BHYT không?
Cấp cứu ở bệnh viện tuyến trên và được chuyển xuống tuyến dưới để điều trị tiếp thì có được hưởng BHYT không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định:
“Điều 11. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
[...]
3. Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
4. Trường hợp cấp cứu:
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.”
Như vậy, theo quy định này đối với các trường hợp sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn thì vẫn được hưởng BHYT. Do đó, sau khi bác bạn được cấp cứu xong và được Bệnh viện Bạch Mai chuyển xuống tuyến dưới điều trị tiếp thì bác bạn vẫn được hưởng BHYT theo mức đúng tuyến.
Bảo hiểm y tế
Giấy chuyển viện có thời hạn sử dụng đến khi nào?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định cụ thể:
“Điều 12. Sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
[...]
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.”
Như vậy, theo quy định này giá trị sử dụng của giấy chuyển tuyến sẽ phụ thuộc vào thời gian điều trị bệnh của bác bạn, cụ thể như sau:
+ Nếu bệnh của bác bạn thuộc loại bệnh phải điều trị dài ngày được quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư 40 thì thời hạn sử dụng giấy chuyển tuyến sẽ đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó, nếu đến thời hạn này mà chưa điều trị xong thì giấy sẽ có giá trị đến hết đợt điều trị nội trú đó.
+ Nếu bệnh của bác bạn thuộc loại bệnh phải điều trị ngắn ngày thì thời hạn của giấy chuyển tuyến sẽ được ghi trong giấy chuyển tuyến mà bệnh viện cấp.
Thân nhân liệt sĩ thì có được bảo hiểm y tế (BHYT) hỗ trợ chi phí vận chuyển không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.
2. Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sỹ tiếp nhận người bệnh;
[...]”
Như vậy, chi phí vận chuyển chỉ được áp dụng khi cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên. Bạn đi cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai (Bệnh viện thuộc tuyến Trung ương, sau đó được bệnh viện Bạch Mai chuyển xuống tuyến dưới để tiếp tục điều trị nên không thuộc trường hợp được hưởng chi phí vận chuyển BHYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?