Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động là tháng nào? Căn cứ vào đâu để xây dựng chủ đề của Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động?
Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động là tháng nào?
Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động là tháng nào, thì theo quy định tại Điều 1 Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2016 như sau:
Lấy tháng 5 hằng năm là “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động".
Theo đó tại Điều 5 Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
Thời gian tổ chức
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 hằng năm.
Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức vào 01 ngày trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng 5 hàng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động là tháng 5 hằng năm, được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 hằng năm.
Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động là tháng nào? Căn cứ vào đâu để xây dựng chủ đề của Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để xây dựng chủ đề của Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ vào đâu để xây dựng chủ đề của Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động, thì theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào thực trạng và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xây dựng chủ đề chung của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động. Các bộ, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể lựa chọn chủ đề riêng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động của bộ, ngành, địa phương.
Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động phải ngắn gọn, dễ hiểu, gắn với các mục tiêu cụ thể và chứa đựng thông điệp thúc đẩy hành động, nâng cao nhận thức, sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, hướng vào những vấn đề trọng tâm, nổi cộm trong công tác an toàn, vệ sinh lao động mà cộng đồng doanh nghiệp, xã hội, dư luận quan tâm.
Như vậy, theo quy định trên thì hằng năm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội căn cứ vào thực trạng và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xây dựng chủ đề chung của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm gì đối với các hoạt động của Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động?
Đối với các hoạt động của Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động, Cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
Duy trì các hoạt động thường xuyên về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật và tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng và triển khai các chương trình hành động cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Xây dựng, rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình làm việc an toàn; tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng máy, thiết bị, từng phân xưởng, tổ, đội để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Rà soát, tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin và tư vấn, hướng dẫn cho người lao động biết cách tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; rà soát, thực hiện kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, quan trắc môi trường lao động.
- Tổ chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, thực hành sơ cấp cứu; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ký giao ước thi đua đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong các phân xưởng, tổ, đội phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, cơ sở.
- Khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị, cơ sở; tổ chức khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động cho các tập thể, cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ có nội dung lồng ghép tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện của cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?