Thang máy được sản xuất, lưu thông trên thị trường và trong sử dụng cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?

Đối với thang máy chở người, chở hàng được dùng trong đời sống hiện nay, tôi muốn biết quá trình sản xuất, lưu thông trên thị trường cũng như quá trình sử dụng thì có những yêu cầu nào được đề ra? Khi kiểm định an toàn thang máy thì cần tuân thủ tiêu chuẩn nào?

Thang máy sản xuất trong nước cũng như lưu thông trên thị trường cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy , yêu cầu đối với thang máy sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường được quy định như sau:

"3.1. Yêu cầu đối với thang máy sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường
3.1.1 Các thang máy khi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường hoặc trong quá trình sử dụng phải có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, bao gồm:
3.1.1.1 Lý lịch thang máy
Lý lịch thang máy phải bao gồm các thông tin sau:
3.1.1.1.1 Thông tin chung về thang máy, bao gồm các nội dung tối thiểu sau:
- Mã hiệu, số chế tạo, nhà chế tạo, năm sản xuất, nơi sản xuất.
- Đặc tính kỹ thuật kỹ thuật: Công dụng, tải trọng, vận tốc, số điểm dừng, loại dẫn động, hệ thống điều khiển thang máy, đặc tính của cáp, ray dẫn hướng, môi trường làm việc của thang máy...
3.1.1.1.2 Các bản vẽ kỹ thuật về:
+ Sơ đồ nguyên lý hoạt động;
+ Bản vẽ thể hiện việc bố trí các bộ phận/thiết bị an toàn, sơ đồ hệ thống điều khiển, sơ đồ mắc cáp và đối trọng của thang máy.
3.1.1.1.3. Phần nhật ký dùng cho việc ghi chú về những lần kiểm định, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì. Người trực tiếp thực hiện kiểm định, kiểm tra, thử nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hoặc thay thế các bộ phận/thiết bị của thang máy phải có trách nhiệm ghi thông tin vào sổ tay. Các thông tin phải bao gồm các nội dung sau:
+ Tên và chữ ký xác nhận của người thực hiện;
+ Ngày thực hiện;
+ Nội dung thực hiện (kiểm định, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, thay thế...);
+ Những khuyến cáo cho người sử dụng trong quá trình vận hành thang máy.
3.1.1.2 Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo trì, quy trình ứng cứu/xử lý sự cố khẩn cấp, khuyến cáo kỹ thuật của nhà sản xuất trong quá trình sử dụng đối với thang máy.
3.1.2 Thang máy trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn này bởi tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc thừa nhận.
3.1.3 Phải được gắn nhãn theo quy định.
3.1.4 Phải công bố hợp quy theo quy định và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3.1.5 Đơn vị sản xuất, cung cấp thang máy phải tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình sản xuất, cung cấp thang máy."

Yêu cầu đối với thang máy

Yêu cầu đối với thang máy trong quá trình sản xuất, lưu thông và sử dụng (Nguồn ảnh: Internet)

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy cần tuân thủ những quy định nào?

Các tiêu chuẩn khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy được quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy cụ thể như sau:

"3.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy
3.3.1 Thang máy trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường (khi thay đổi thiết kế hoặc sửa chữa lớn) theo quy trình kiểm định, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đạt yêu cầu và được gắn tem kiểm định tại cabin của thang máy.
3.3.2 Thông tin tóm tắt về nội dung, kết quả kiểm định phải được ghi chép vào lý lịch của thang máy.
3.3.3 Việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định."

Trong quá trình sử dụng, thang máy cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Căn cứ tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy, yêu cầu đối với thang máy trong quá trình sử dụng được quy định như sau:

"3.4. Yêu cầu đối với thang máy trong quá trình sử dụng
3.4.1 Tổ chức, cá nhân quản lý thang máy phải lưu giữ các hồ sơ, tài liệu sau đây:
- Các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thang máy quy định tại mục 3.1.1 quy chuẩn này;
- Giấy chứng nhận hợp quy của thang máy;
- Các hồ sơ, biên bản nghiệm thu liên quan đến kết cấu xây dựng của thang máy đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này;
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định còn hiệu lực kèm theo Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
- Các biên bản bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc hồ sơ liên quan đến việc sửa chữa, thay thế các bộ phận/thiết bị liên quan đến thang máy (nếu có).
3.4.2 Trong trường hợp thang máy không có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thang máy quy định tại mục 3.1.1 quy chuẩn này, tổ chức, cá nhân quản lý thang máy phải có trách nhiệm lập lại những hồ sơ, tài liệu còn thiếu. Việc lập lại hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thang máy phải do tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện.
3.4.3 Trong quá trình sử dụng thang máy, nếu phát hiện thang máy có khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc mất điện hoặc đang kiểm tra, sửa chữa, bảo ,dưỡng, bảo trì phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện cấp nguồn cho thang máy.
3.4.4 Tổ chức, cá nhân quản lý thang máy được lắp đặt tại các căn hộ chung cư, các tòa nhà văn phòng, tòa nhà trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất, khu vực công cộng (như sân bay, nhà ga...) phải phân công tối thiểu 01 người chịu trách nhiệm vận hành thang máy, người này phải được huấn luyện về an toàn vận hành thang máy và phương án xử lý các tình huống sự cố liên quan đến thang máy.
3.4.5 Tổ chức, cá nhân quản lý thang máy phải đưa ra các biện pháp cụ thể để ngăn cản có hiệu quả những người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí sau:
- Buồng máy.
- Hố thang.
- Thao tác trên nóc cabin.
- Dùng chìa khóa mở các cửa tầng, cửa thông, cửa quan sát, cửa buồng máy. Chìa khóa các vị trí nói trên phải do người chịu trách nhiệm vận hành thang máy giữ, chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho người trực vận hành (nếu có).
- Tủ cầu dao cấp điện, hộp cầu chì."

Như vậy, đối với thang máy dùng để chở người, chở hàng, pháp luật hiện hành quy định những tiêu chuẩn cụ thể đối với quá trình sản xuất, lưu thông trên thị trường cũng như quá trình sử dụng trên thực tế.

Ngoài ra, đối với khâu kiểm định an toàn thang máy, các yêu cầu cụ thể cũng được đề ra để việc thực hiện được thống nhất.

Thang máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin đối trọng như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5867:2009 yêu cầu an toàn về cabin đối với các loại thang máy dẫn động bằng điện ra sao?
Pháp luật
Thang máy chở người cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung nào để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng?
Pháp luật
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường cho thang máy được thực hiện trong trường hợp nào? Điều kiện để tiến hành kiểm định là gì?
Pháp luật
Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy định kỳ bao nhiêu năm một lần? Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch liên quan đến thang máy được kiểm định thế nào?
Pháp luật
Trong kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thì kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài được thực hiện theo các nội dung gì?
Pháp luật
Thang máy được sản xuất, lưu thông trên thị trường và trong sử dụng cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Pháp luật
Chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Thang máy gồm những bộ phận an toàn nào? Khi thực hiện bảo trì thang máy thì cụ thể cần thực hiện những hoạt động gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thang máy
2,390 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thang máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thang máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào