Tháng Nhân đạo là gì? Chủ tịch nước có quyết định đặc xá cho tù nhân trong Tháng Nhân đạo hay không?
Tháng Nhân đạo là gì? Nhiệm vụ tuyên truyền thực hiện Phong trào “Tháng Nhân đạo” do cơ quan nào chủ trì?
Tháng Nhân đạo là gì?
Theo nguồn thông tin từ trang website Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thì:
Tháng Nhân đạo là hoạt động được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai thí điểm từ năm 2018-2020.
Đến năm 2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng chính thức cho phép lấy Tháng 5 hằng năm làm tháng cao điểm triển khai các hoạt động nhân đạo.
Nhiệm vụ tuyên truyền thực hiện Phong trào “Tháng Nhân đạo” do cơ quan nào chủ trì?
Theo Phụ lục ban kèm theo Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2023 về nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới:
Về nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới:
TT | Tên nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Sản phẩm chủ yếu |
1 | Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam | Hội Chữ thập đỏ Việt Nam | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Thường xuyên | |
2 | Tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh; thực hiện Phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, “Tết Nhân ái”, “Tháng Nhân đạo” và các phong trào, cuộc vận động nhân đạo khác; nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt trong hoạt động nhân đạo gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo”; quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội | - Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Thường xuyên |
Như vậy, cơ quan chủ trì nhiệm vụ tuyên truyền thực hiện Phong trào “Tháng Nhân đạo” là:
- Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Ngoài ra, các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ này là:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tháng Nhân đạo là gì? (Hình từ Internet)
Chủ tịch nước có quyết định đặc xá cho tù nhân trong Tháng Nhân đạo hay không?
Theo quy định tại khoản 1, 3 Điều 3 Luật Đặc xá 2018 thì:
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
Quyết định đặc xá là văn bản của Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Đồng thời, thời điểm đặc xá được quy định tại Điều 5 Luật Đặc xá 2018, cụ thể như sau:
Thời điểm đặc xá
1. Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước.
2. Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này.
Thêm vào đó, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
(1) Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
(2) Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
(3) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
(4) Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
(5) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
(6) Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
(7) Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, việc Chủ tịch nước có quyết định đặc xá cho tù nhân trong Tháng Nhân đạo hay không còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể và quyết định đặc xá của Chủ tịch nước.
Các trường hợp nào không được đề nghị đặc xá?
Các trường hợp không được đề nghị đặc xá được quy định tại Điều 12 Luật Đặc xá 2018, cụ thể như sau:
Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 của Luật Đặc xá 2018 không được đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Bị kết án phạt tù về các tội sau:
- Tội phản bội Tổ quốc;
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;
- Tội gián điệp;
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;
- Tội bạo loạn;
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Tội phá rối an ninh;
- Tội chống phá cơ sở giam giữ;
- Tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự;
(2) Bản án, phần bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự;
(3) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;
(4) Trước đó đã được đặc xá;
(5) Có từ 02 tiền án trở lên;
(6) Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?