Thành lập cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện gì và có các hoạt động gì?

Cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng có những hoạt động nào? Thành lập cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện gì? Sở Y tế có trách nhiệm gì đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng? Câu hỏi đến từ anh L.K ở Bình Dương.

Thành lập cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện gì?

Điều kiện đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng theo khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA cụ thể:

Điều kiện đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng
1. Trường hợp thành lập cơ sở điều trị cắt cơn riêng biệt
a) Về cơ sở vật chất, thiết bị: cơ sở điều trị cắt cơn phải xây dựng thành khu liên hoàn, cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy và tối thiểu phải có 03 phòng chức năng và các thiết bị kèm theo như sau:
- Phòng khám và cấp cứu: Diện tích tối thiểu 10m2 trong đó có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;
- Phòng lưu bệnh nhân: Diện tích tối thiểu 8m2 và bằng hoặc lớn hơn 4m2/người điều trị; phòng phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và trong phòng có đủ mỗi bệnh nhân 01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn;
- Phòng thường trực của cán bộ y tế, bảo vệ.
b) Về cán bộ phải có tối thiểu 04 người gồm: Phụ trách đơn vị điều trị cắt cơn là y, bác sỹ chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; 01 y, bác sỹ điều trị; 01 điều dưỡng viên; 01 bảo vệ.
...

Theo đó, thành lập cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Về cơ sở vật chất, thiết bị: cơ sở điều trị cắt cơn phải xây dựng thành khu liên hoàn, cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy và tối thiểu phải có 03 phòng chức năng và các thiết bị kèm theo như sau:

+ Phòng khám và cấp cứu: Diện tích tối thiểu 10m2 trong đó có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;

+ Phòng lưu bệnh nhân: Diện tích tối thiểu 8m2 và bằng hoặc lớn hơn 4m2/người điều trị; phòng phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và trong phòng có đủ mỗi bệnh nhân 01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn;

+ Phòng thường trực của cán bộ y tế, bảo vệ.

- Về cán bộ phải có tối thiểu 04 người gồm: Phụ trách đơn vị điều trị cắt cơn là y, bác sỹ chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; 01 y, bác sỹ điều trị; 01 điều dưỡng viên; 01 bảo vệ.

Cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng

Cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng (Hình từ Internet)

Cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng có những hoạt động nào?

Hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng theo Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA như sau:

Hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn
1. Hoạt động chuyên môn về cắt cơn
a) Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định. Việc ghi chép, bảo quản hồ sơ bệnh án phải thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Thực hiện chế độ điều trị cắt cơn theo phác đồ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại cơ sở.
a) Tuyên truyền, giáo dục cho người cai nghiện nâng cao nhận thức, thực hiện các hành vi an toàn dự phòng lây truyền HIV và các bệnh truyền nhiễm khác tại cơ sở;
b) Thực hiện các chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Bộ Y tế;
c) Bảo đảm liên tục trong điều trị thuốc kháng HIV đối với các trường hợp người người nghiện ma túy đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn cho đối tượng điều trị cắt cơn tại cơ sở, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phòng tránh thẩm lậu ma túy và các hành vi mất an toàn khác của đối tượng.
4. Hướng dẫn gia đình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị cắt cơn, tư vấn, động viên, khích lệ để họ an tâm điều trị.

Theo đó, cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng có những hoạt động sau:

- Hoạt động chuyên môn về cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng;

- Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại cơ sở.

- Bảo đảm trật tự, an toàn cho đối tượng điều trị cắt cơn tại cơ sở, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phòng tránh thẩm lậu ma túy và các hành vi mất an toàn khác của đối tượng.

- Hướng dẫn gia đình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị cắt cơn, tư vấn, động viên, khích lệ để họ an tâm điều trị.

Sở Y tế có trách nhiệm gì đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng?

Trách nhiệm của Sở Y tế đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng theo khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA như sau:

Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho đội ngũ cán bộ y tế tại địa phương.
2. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các cơ sở điều trị cắt cơn; việc xác định người nghiện ma túy và xét nghiệm tìm chất ma túy.

Theo đó, Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các cơ sở điều trị cắt cơn.

Cơ sở cai nghiện ma túy Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Cơ sở cai nghiện ma túy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chế độ thăm người đang đi cai nghiện ma túy được pháp luật quy định như thế nào? Trong các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc thì chế độ ăn, uống, mặc ra sao?
Pháp luật
Đã cấp giấy phép hoạt động 5 tháng nhưng cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện không cung cấp dịch vụ thì có bị đình chỉ hoạt động hay không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện?
Pháp luật
Cơ sở cai nghiện ma túy không tuân thủ quy trình cai nghiện theo quy định mà thực hiện một quy trình riêng do cơ sở đó tự đề ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người cai nghiện thì có bị thu hồi giấy phép hoạt động không?
Pháp luật
Có quy định về diện tích phòng ở của từng đối tượng cai nghiện ma túy hay không? Sân chơi của người cai nghiện ma túy phải có diện tích bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi chuẩn bị đủ hồ sơ thì phải gửi đến cơ quan nào để được cấp giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập được phép giải thể trong những trường hợp nào? Hồ sơ giải thể cơ sở cai nghiện ma túy công lập bao gồm những gì?
Pháp luật
Danh mục các vị trí việc làm trong cơ sở cai nghiện ma túy công lập bao gồm những vị trí nào?
Pháp luật
Mẫu nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy công lập? Nguyên tắc xây dựng nội quy, quy chế tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập là gì?
Pháp luật
Ai có quyền quyết định thành lập cơ sở cai nghiện ma túy công lập? Điều kiện thành lập cơ sở cai nghiện ma túy công lập là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở cai nghiện ma túy
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
758 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở cai nghiện ma túy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở cai nghiện ma túy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào