Thành lập đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản căn cứ vào đâu? Đoàn kiểm tra gồm những ai?
- Thành lập đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản căn cứ vào đâu?
- Thành viên đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có phải tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở không?
- Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản về những nội dung gì?
Thành lập đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Hình thức kiểm tra: Thực hiện bằng hình thức đoàn kiểm tra.
2. Căn cứ thành lập đoàn kiểm tra:
a) Đề nghị của cơ sở đối với trường hợp cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện;
b) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.
...
Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện bằng hình thức đoàn kiểm tra.
Thành lập đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản căn cứ vào:
- Đề nghị của cơ sở đối với trường hợp cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện;
- Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.
Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (Hình từ Internet)
Thành viên đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có phải tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở không?
Theo các khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
...
3. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Trưởng đoàn và thành viên; chuyên gia tư vấn khi cần thiết.
4. Yêu cầu đối với trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
5. Yêu cầu đối với thành viên
Đoàn kiểm tra phải có ít nhất 01 thành viên đáp ứng yêu cầu sau:
a) Đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở do Tổng cục Thủy sản tổ chức;
b) Thành viên đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có trình độ đại học trở lên một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, môi trường;
c) Thành viên đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có trình độ đại học trở lên một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học, công nghệ thực phẩm, môi trường.
6. Yêu cầu đối với người lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do Tổng cục Thủy sản tổ chức.
Theo đó, thành phần đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm: Trưởng đoàn và thành viên; chuyên gia tư vấn khi cần thiết.
Trưởng đoàn kiểm tra là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Đoàn kiểm tra phải có ít nhất 01 thành viên đáp ứng yêu cầu đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở do Tổng cục Thủy sản tổ chức. Đồng thời, phải có trình độ đại học trở lên một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, môi trường.
Ngoài ra, người lấy mẫu giống thủy sản phải đáp ứng yêu cầu đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về lấy mẫu giống thủy sản do Tổng cục Thủy sản tổ chức.
Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản về những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở và lấy mẫu
1. Tổng cục Thủy sản tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở và lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho cán bộ thuộc cơ quan kiểm tra.
2. Nội dung tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở gồm: Quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; hệ thống quản lý chất lượng, an toàn sinh học.
3. Nội dung tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu gồm: Quy định liên quan đến lĩnh vực kiểm tra, đối tượng kiểm tra; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn cho người lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu; thực hành lấy mẫu tại cơ sở.
Như vậy, Tổng cục Thủy sản tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở và lấy mẫu giống thủy sản cho cán bộ thuộc cơ quan kiểm tra.
Nội dung tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
- Quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
- Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến giống thủy sản;
- Hệ thống quản lý chất lượng, an toàn sinh học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?