Thanh niên có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự bị xử phạt hành chính như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Trường hợp thanh niên có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Trường hợp thanh niên có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự bị xử phạt hành chính ra sao?
- Trường hợp thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự khi lập biên bản vi phạm hành chính mà không có thanh niên ký tên vào biên bản nhưng gia đình ký thì đúng thủ tục không?
Trường hợp thanh niên có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 332, Điều 333 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ
1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Lôi kéo người khác phạm tội”.
Như vậy, trong trường hợp không chấp hành các quy định về việc nhập ngũ, trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể đi từ lên tới 5 năm.
Trốn nghĩa vụ quân sự
Trường hợp thanh niên có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự bị xử phạt hành chính ra sao?
Theo quy định tại Điều 4,5,6,7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, thì các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:
"Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;
c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;
d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 5. Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này."
Trường hợp thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự khi lập biên bản vi phạm hành chính mà không có thanh niên ký tên vào biên bản nhưng gia đình ký thì đúng thủ tục không?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
- Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
+ Thời gian, địa điểm lập biên bản;
+ Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
+ Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
+ Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
+ Quyền và thời hạn giải trình.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì nếu người vi phạm không ký vào biên bản thì phải có ít nhất 2 người chứng kiến ký vào biên bản vẫn được coi là hợp lệ và làm cơ sở để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?