Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được thành lập để làm gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Thành lập và giải thể Đoàn thanh tra
1. Đoàn thanh tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra của KTNN theo kế hoạch thanh tra hằng năm đã được phê duyệt hoặc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn thanh tra theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định thanh tra theo quy định tại Quy trình thanh tra của KTNN.
2. Đoàn thanh tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ thanh tra. Nhưng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm về những nhận xét, kết luận và kiến nghị trong Kết luận thanh tra.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được thành lập để hực hiện nhiệm vụ thanh tra của Kiểm toán nhà nước theo kế hoạch thanh tra hằng năm đã được phê duyệt hoặc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024 bao gồm:
- Trưởng Đoàn thanh tra;
- Các thành viên Đoàn thanh tra.
Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng Đoàn thanh tra giao.
Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước?
Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể:
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
- Người có quan hệ gia đình với đối tượng thanh tra hoặc cùng là thành viên Đoàn thanh tra;
- Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
Lưu ý:
- Người được dự kiến là Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp nêu trên phải tự giác báo cáo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị và xin không làm thành viên đoàn trước khi quyết định thanh tra được ban hành.
- Trong quá trình tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có người thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
- Trong quá trình thanh tra, nếu nhận thấy mình thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024 quy định Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra;
- Chấp hành sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra;
- Ghi nhật ký thanh tra theo quy định tại Hệ thống mẫu biểu hồ sơ thanh tra của Kiểm toán Nhà nước;
- Phối hợp với Tổ giám sát hoặc công chức được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định tại Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước và quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về điều hành hoạt động của Đoàn thanh tra; tính đúng đắn, chính xác của các nội dung đã thanh tra; tiến độ và chất lượng Báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra; các đề xuất, kiến nghị của Đoàn thanh tra;
- Chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong Đoàn thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
- Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, kịp thời báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc chuyển thông tin, vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thế nào? Thuốc nổ là hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển qua hầm không?
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?