Thành phần Đội điều tra xử lý ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người gồm những ai? Trường hợp nào cần thực hiện truyền thông về ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người?
Thành phần Đội điều tra xử lý ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người gồm những ai?
Thành phần Đội điều tra xử lý ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người gồm những ai? (Hình từ internet)
Theo Điều 7 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT quy định như sau:
Thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch
1. Khi phát hiện động vật nghi mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, cơ quan thú y có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch, gồm các thành phần sau:
a) Lãnh đạo chính quyền địa phương;
b) Đại diện cơ quan thú y;
c) Đại diện cơ quan y tế dự phòng;
d) Đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan khác.
2. Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trong vòng 24 giờ đến cơ quan y tế dự phòng cùng cấp để thông báo bằng văn bản cho cơ quan thú y cùng cấp thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó, khi phát hiện động vật nghi mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, cơ quan thú y có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập Đội điều tra xử lý ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người gồm 04 thành phần sau:
- Lãnh đạo chính quyền địa phương;
- Đại diện cơ quan thú y;
- Đại diện cơ quan y tế dự phòng;
- Đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan khác.
Đội điều tra tiến hành xử lý ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT quy định như sau:
Điều tra, xử lý ổ dịch, báo cáo tình hình bệnh dịch
1. Điều tra ổ dịch:
a) Điều tra nguồn lây;
b) Xác định hành vi nguy cơ;
c) Lấy mẫu từ người nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh, động vật nghi ngờ truyền bệnh sang người và tiến hành xét nghiệm xác định;
c) Tiến hành xử lý ổ dịch.
2. Xử lý ổ dịch:
a) Việc xử lý ổ dịch trên người thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Việc xử lý ổ dịch trên động vật thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Báo cáo kết quả điều tra, xử lý ổ dịch:
a) Báo cáo kết quả với cơ quan cấp trên và chính quyền sở tại ngay sau khi kết thúc điều tra, xử lý ổ dịch;
b) Việc công bố thông tin tình hình bệnh dịch trên người và trên động vật được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Đội điều tra tiến hành xử lý ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người theo các bước sau đây:
Bước 1: Điều tra ổ dịch
- Điều tra nguồn lây;
- Xác định hành vi nguy cơ;
- Lấy mẫu từ người nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh, động vật nghi ngờ truyền bệnh sang người và tiến hành xét nghiệm xác định;
- Tiến hành xử lý ổ dịch.
Bước 2: Xử lý ổ dịch
- Việc xử lý ổ dịch trên người thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Việc xử lý ổ dịch trên động vật thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bước 3: Báo cáo kết quả điều tra, xử lý ổ dịch:
- Báo cáo kết quả với cơ quan cấp trên và chính quyền sở tại ngay sau khi kết thúc điều tra, xử lý ổ dịch;
- Việc công bố thông tin tình hình bệnh dịch trên người và trên động vật được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào cần thực hiện truyền thông về ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người?
Theo Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT quy định như sau:
Phân công thực hiện truyền thông
1. Trường hợp có ổ dịch trên động vật có khả năng lây truyền sang người nhưng chưa phát hiện ca bệnh trên người: Chi cục Thú y tỉnh là đơn vị đầu mối, phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xây dựng thông điệp truyền thông về phòng, chống dịch bệnh và triển khai truyền thông.
2. Trường hợp phát hiện người bị nghi ngờ hoặc đã được xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là đơn vị đầu mối, phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh xây dựng thông điệp truyền thông về phòng, chống dịch bệnh và triển khai truyền thông.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì trường hợp có ổ dịch trên động vật có khả năng lây truyền sang người nhưng chưa phát hiện ca bệnh trên người: Chi cục Thú y tỉnh là đơn vị đầu mối, phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xây dựng thông điệp truyền thông về phòng, chống dịch bệnh và triển khai truyền thông.
Ngoài ra, theo Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT quy định về nội dung truyền thông đảm bảo 04 nội dung sau:
- Tên loại bệnh, dịch truyền nhiễm;
- Đường lây bệnh truyền nhiễm;
- Các yếu tố, hành vi nguy cơ;
- Biện pháp phòng, chống.
Lưu ý: Đối với các thông điệp truyền thông phải có sự thống nhất giữa các đơn vị y tế và nông nghiệp về nội dung, phương thức truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?