Thành phần Hội đồng Quy hoạch quốc gia gồm những ai? Hội đồng Quy hoạch quốc gia hoạt động bằng hình thức nào?
Thành phần Hội đồng Quy hoạch quốc gia gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1226/QĐ-TTg năm 2018, có quy định như sau:
Thành lập Hội đồng Quy hoạch quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng) với những nội dung chủ yếu như sau:
…
2. Thành phần Hội đồng:
Hội đồng bao gồm: Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng và Cơ quan thường trực của Hội đồng.
a) Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là Chủ tịch Hội đồng.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng gồm:
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
c) Thành viên Hội đồng:
- Thành viên Hội đồng lập Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, gồm đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ (danh sách tại Phụ lục kèm theo Quyết định) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thành viên Hội đồng lập Quy hoạch không gian biển quốc gia, gồm đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ (danh sách tại Phụ lục kèm theo Quyết định) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
- Thành viên Hội đồng lập Quy hoạch vùng, gồm đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ (danh sách tại Phụ lục kèm theo Quyết định) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn vùng.
d) Cơ quan thường trực của Hội đồng:
- Cơ quan thường trực của Hội đồng là cơ quan giúp việc của Hội đồng; có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương có liên quan tổ chức triển khai lập quy hoạch theo nhiệm vụ được phân công; tổng hợp ý kiến và báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, giải quyết kịp thời các nội dung vướng mắc vượt thẩm quyền.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng, thực hiện vai trò chủ đầu tư dự án lập Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực của Hội đồng, thực hiện vai trò chủ đầu tư lập dự án Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thành phần Hội đồng Quy hoạch quốc gia gồm: Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng và Cơ quan thường trực của Hội đồng.
Hội đồng Quy hoạch quốc gia (Hình từ Internet)
Hội đồng Quy hoạch quốc gia hoạt động bằng hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng quy hoạch quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 448/QĐ-HĐQHQG năm 2018, khoản 1 Điều 1 Quyết định 280/QĐ-HĐQHQG năm 2019, có quy định về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Hội đồng quyết định theo ý kiến biểu quyết của đa số thành viên có mặt biểu quyết tại phiên họp. Thành viên của Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết luận do Hội đồng quyết định; ý kiến bảo lưu được ghi vào Biên bản phiên họp.
3. (Bãi bỏ)
4. Chủ tịch Hội đồng được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình công tác để giải quyết công việc theo nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội động Quy hoạch quốc gia hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
Hội động Quy hoạch quốc gia phải có bao nhiêu thành viên tham dự mới được xem là hợp lệ?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng quy hoạch quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 448/QĐ-HĐQHQG năm 2018, có quy định về phiên họp của Hội đồng như sau:
Phiên họp của Hội đồng
1. Phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền triệu tập hoặc quyết định triệu tập trên cơ sở đề nghị của Cơ quan Thường trực của Hội đồng.
2. Căn cứ nội dung từng phiên họp, Cơ quan Thường trực của Hội đồng đề xuất việc triệu tập toàn thể thành viên Hội đồng hoặc triệu tập thành viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ tham dự; đồng thời đề xuất mời đại diện các cơ quan chuyên môn của Đảng, Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học tham dự đóng góp ý kiến, trình Chủ tịch Hội đồng quyết định;
3. Phiên họp Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên của Hội đồng được triệu tập đến tham dự.
4. Các thành viên của Hội đồng có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, tham gia thảo luận, biểu quyết với tư cách là Thành viên Hội đồng; chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước Chủ tịch Hội đồng và Thủ trưởng cơ quan quản lý. Trường hợp không thể tham dự họp, Thành viên Hội đồng phải có văn bản báo cáo Chủ tịch Hội đồng nêu rõ lý do vắng mặt; đồng thời phải có ý kiến tham gia đối với nội dung thuộc lĩnh vực quản lý bằng văn bản (có chữ ký, ghi rõ họ tên), gửi Cơ quan thường trực của Hội đồng; văn bản này được xem như ý kiến chính thức của Thành viên Hội đồng đối với nhiệm vụ được giao.
5. Nội dung phiên họp Hội đồng được lập thành Biên bản phiên họp.
6. Các đại biểu được mời tham dự phiên họp Hội đồng mà không phải là thành viên Hội đồng có quyền tham gia ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội động Quy hoạch quốc gia phải có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng được triệu tập đến tham dự thì được coi là hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?
- Tải về mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất? Hướng dẫn sử dụng mẫu này?
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?