Thanh tra Bộ được sử dụng kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước để chi cho những nội dung nào?
- Mức trích của Thanh tra Bộ từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước là bao nhiêu %?
- Thanh tra Bộ được sử dụng kinh phí được trích để chi cho những nội dung nào?
- Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ được pháp luật quy định như thế nào?
Mức trích của Thanh tra Bộ từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước là bao nhiêu %?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 327/2016/TT-BTC quy định như sau:
Mức trích
1. Cơ quan thanh tra nhà nước được trích theo các mức cụ thể dưới đây:
...
b) Đối với thanh tra của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm;
- Được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm;
- Được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỷ đồng/năm.
...
Theo đó, mức trích của Thanh tra Bộ từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước quy định như sau:
- Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm;
- Được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm;
- Được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỷ đồng/năm.
Thanh tra Bộ (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ được sử dụng kinh phí được trích để chi cho những nội dung nào?
Tại Điều 5 Thông tư 327/2016/TT-BTC quy định Thanh tra bộ được sử dụng kinh phí được trích để chi cho những nội dung sau:
- Tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng.
- Bổ sung chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước của thanh tra viên, cán bộ, công chức và người lao động các cơ quan thanh tra nhà nước.
- Bổ sung chi phục vụ các hoạt động thanh tra; chi cho việc mua thông tin phục vụ việc xử lý thu hồi tiền vi phạm; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.
- Chi hỗ trợ động viên, khuyến khích các tập thể và cá nhân trong và ngoài cơ quan thanh tra đã tích cực phối hợp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
- Chi khen thưởng, khuyến khích, động viên cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan thanh tra (ngoài khoản chi khen thưởng hàng năm theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng). Mức chi khuyến khích, khen thưởng cho cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan thanh tra từ nguồn kinh phí được trích theo quy định tại Thông tư này và khoản chi bổ sung thu nhập từ nguồn kinh phí tiết kiệm được của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tổng hợp lại tối đa không vượt quá 1,0 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ trong một năm do nhà nước quy định.
- Chi hỗ trợ các khoản chi khác mang tính chất phúc lợi tập thể.
Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ
...
5. Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra:
a) Soạn thảo tờ trình, dự thảo kế hoạch thanh tra;
b) Lấy ý kiến của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp, ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan vào nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra khi xét thấy cần thiết;
c) Tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, của cơ quan, đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có).
...
Như vậy, trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ được pháp luật quy định như sau:
- Soạn thảo tờ trình, dự thảo kế hoạch thanh tra;
- Lấy ý kiến của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp, ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan vào nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra khi xét thấy cần thiết;
- Tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, của cơ quan, đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền ban hành lệnh giới nghiêm đúng không? Trong trường hợp nào thì lệnh giới nghiêm được ban bố?
- Lệnh thiết quân luật là gì? Ai quyết định bãi bỏ lệnh thiết quân luật? Lệnh thiết quân luật phải xác định các nội dung gì?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Đoàn viên thanh niên học sinh sinh viên tìm hiểu pháp luật tỉnh Lâm Đồng năm 2024 thế nào?
- Tải về mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự?
- Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?