Thanh tra Kiểm toán nhà nước thực hiện các chức năng gì? Tổ chức bộ máy của Thanh tra Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Thanh tra Kiểm toán nhà nước thực hiện các chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1363/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Kiểm toán nhà nước do Kiểm toán nhà nước ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
Thanh tra Kiểm toán nhà nước là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Kiểm toán nhà nước; tiến hành thanh tra hành chính đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, Thanh tra Kiểm toán nhà nước là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện các chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quản lý về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Kiểm toán nhà nước;
+ Tiến hành thanh tra hành chính đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Kiểm toán nhà nước.
Thanh tra Kiểm toán nhà nước thực hiện các chức năng gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức bộ máy của Thanh tra Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1363/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về tổ chức bộ máy của Thanh tra Kiểm toán nhà nước như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Thanh tra Kiểm toán nhà nước gồm có:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Thanh tra 1;
c) Phòng Thanh tra 2;
d) Phòng Thanh tra 3.
2. Thanh tra Kiểm toán nhà nước gồm có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Thanh tra Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước.
Như vậy Tổ chức bộ máy của Thanh tra Kiểm toán nhà nước gồm có:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Thanh tra 1;
- Phòng Thanh tra 2;
- Phòng Thanh tra 3.
Thanh tra Kiểm toán nhà nước gồm có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Kiểm toán nhà nước là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1363/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Kiểm toán nhà nước như sau:
(1) Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Kiểm toán nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
(2) Thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm toán, quản lý đơn vị và các nhiệm vụ công tác được giao.
(3) Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân của Kiểm toán nhà nước.
(4) Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Kiểm toán nhà nước.
(5) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(6) Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi giải quyết của Kiểm toán nhà nước; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra.
(7) Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước.
(8) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong việc thực hiện công tác hợp tác quốc tế về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
(9) Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và tổ chức thực hiện.
(10) Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Kiểm toán nhà nước có các quyền hạn sau:
a) Yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân được thanh tra và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
b) Yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân được thanh tra thực hiện quyết định, kết luận thanh tra;
c) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định về chế độ, chính sách được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
d) Kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét trách nhiệm, xử lý công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc không thực hiện quyết định, kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
(11) Quản lý công chức và người lao động của đơn vị theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Kiểm toán nhà nước; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật, văn thư, lưu trữ, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Kiểm toán nhà nước; định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả công tác của đơn vị; quản lý các trang thiết bị của đơn vị.
(12) Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
Như vậy, Thanh tra Kiểm toán nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn kể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?