Thanh tra Sở Ngoại vụ gồm có những thành viên nào? Thanh tra Sở Ngoại vụ có con dấu và tài khoản riêng không?
Thanh tra Sở Ngoại vụ gồm có những thành viên nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định tổ chức của Thanh tra Sở Ngoại vụ như sau:
Tổ chức của Thanh tra Sở Ngoại vụ
1. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
2. Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Ngoại vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Ngoại vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chánh Thanh tra.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Thanh tra Sở Ngoại vụ gồm có những thành viên như sau: Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
Thanh tra Sở Ngoại vụ (Hình từ Internet)
Thanh tra Sở Ngoại vụ có con dấu và tài khoản riêng không?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định tổ chức của Thanh tra Sở Ngoại vụ như sau:
Tổ chức của Thanh tra Sở Ngoại vụ
...
3. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.
4. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Ngoại vụ; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra tỉnh); chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra chuyên ngành và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
Như vậy, Thanh tra Sở Ngoại vụ có con dấu và tài khoản riêng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở Ngoại vụ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Sở Ngoại vụ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Ngoại vụ
Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm.
2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Ngoại vụ.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Ngoại vụ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.
4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Ngoại vụ.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 27 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở như sau:
- Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra sở giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, báo cáo Giám đốc sở xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh;
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra sở trong kế hoạch thanh tra của tỉnh; thanh tra hành chính đối với đơn vị, cá nhân thuộc sở; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước;
+ Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao;
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra sở và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở;
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trước đây, theo quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra sở như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở.
4. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.
5. Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.
6. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở.
7. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.
8. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết.
9. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
10. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra 2010 và các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?