Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
Thanh tra thuế là gì?
Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá của cơ quan thuế nhằm đảm bảo các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp thực hiện đúng, đủ và minh bạch các nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý:
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế (Điều 114 Luật Quản lý thuế 2019).
- Có 04 trường hợp thanh tra thuế (Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019), bao gồm:
(1) Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
(2) Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
(3) Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
(4) Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 115 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Thời hạn thanh tra thuế
1. Thời hạn thanh tra thuế thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế theo quy định của Luật Thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 48 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Gia hạn thời hạn thanh tra
1. Các trường hợp phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
a) Phải thực hiện trưng cầu giám định hoặc phải xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi tiến hành thanh tra;
b) Cần xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
c) Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
2. Các trường hợp đặc biệt phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
a) Cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương;
b) Cuộc thanh tra có ít nhất 02 yếu tố quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi người ra quyết định thanh tra đề nghị gia hạn thời hạn thanh tra kèm theo dự thảo quyết định gia hạn thời hạn thanh tra; văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời gian gia hạn.
4. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi đến Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, có thể thấy trong trường hợp cần thiết thì người ra quyết định thanh tra thuế quyết định gia hạn thời hạn thanh tra thuế, cụ thể các trường hợp gia hạn thời hạn thanh tra thuế như sau:
(1) Các trường hợp phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
- Phải thực hiện trưng cầu giám định hoặc phải xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi tiến hành thanh tra;
- Cần xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
(2) Các trường hợp đặc biệt phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
- Cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương;
- Cuộc thanh tra có ít nhất 02 yếu tố quy định tại khoản (1).
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 118 Luật Quản lý thuế 2019, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế như sau:
(1) Đối tượng thanh tra thuế có các quyền sau đây:
- Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
- Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;
- Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;
- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
(2) Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quyết định thanh tra thuế;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
- Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Ký biên bản thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?