Thanh tra viên có được tự mình tiến hành cuộc thanh tra độc lập mà không cần phải thành lập đoàn thanh tra hay không?
Thanh tra viên có được tự mình tiến hành cuộc thanh tra mà không cần phải thành lập đoàn thanh tra hay không?
Thanh tra viên có được tự mình tiến hành cuộc thanh tra độc lập hay không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch như sau:
- Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
- Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
Tại Điều 15 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất như sau:
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở.
- Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất để báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở thì quyết định thanh tra đột xuất được gửi để báo cáo Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở.
- Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra.
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập như sau:
Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập. Quyết định phân công bao gồm các nội dung sau:
- Họ, tên, chức danh, số hiệu thẻ của Thanh tra viên hoặc của công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.
- Phạm vi, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời gian tiến hành thanh tra.
Theo quy định trên thì Thanh tra viên có thể tiến hành thanh tra độc lập, không cần phải thành lập Đoàn thanh tra theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành độc lập.
Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá 05 ngày làm việc.
Như vậy thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra độc lập
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở.
- Xuất trình văn bản phân công nhiệm vụ, thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức khi tiến hành thanh tra.
- Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
- Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra xem xét, xử lý.
- Lập biên bản làm việc với đối tượng thanh tra khi kết thúc thanh tra.
- Báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Trên đây là những nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập. Theo Điều 32 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành độc lập như sau:
Khi kết thúc thanh tra, Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành phải báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo phải nêu rõ nội dung, kết quả thanh tra, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, biện pháp đã kiến nghị xử lý (nếu có) và phải lưu hồ sơ thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?