Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân được thành lập ở bao nhiêu cấp? Nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân?
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân được thành lập ở bao nhiêu cấp?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
...
Theo quy định nêu trên thì Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân được thành lập ở 03 cấp, gồm:
- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân được thành lập ở bao nhiêu cấp? (Hình từ Internet)
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân chịu sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của ai?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân chịu sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; theo đúng quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân.
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác sau:
1. Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra; hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
2. Quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng; Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
3. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định của Viện kiểm sát nhân dân về công tác thanh tra.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.
Căn cứ trên quy định Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác sau:
- Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra; hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
- Quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng; Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định của Viện kiểm sát nhân dân về công tác thanh tra.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.
Bên cạnh đó, theo Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; người tố cáo, người bị tố cáo; người khiếu nại, người bị khiếu nại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung được giao.
- Bao che cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Viện kiểm sát nhân dân.
- Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức; họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo trái quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; cất giấu, chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra, khiếu nại, tố cáo.
- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo.
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra, người xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo.
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?