Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ là ai? Điều kiện để trở thành Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ?
Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ là ai?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
1. Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là thanh tra viên) là công chức của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở) được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh Sở.
Theo đó, Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ là công chức của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở) được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh Sở.
Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Điều kiện để trở thành Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Tiêu chuẩn thanh tra viên
Thanh tra viên phải đảm bảo tiêu chuẩn chung quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra (sau đây gọi là Nghị định số 97/2011/NĐ-CP).
Căn cứ trên quy định cá nhân được bổ nhiệm thành Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra 2010, Tuy nhiên, quy định trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Điều 39 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023), cụ thể như sau:
- Là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, trừ trường hợp Chính phủ quy định khác đối với Thanh tra viên của cơ quan thanh tra được thành lập theo quy định của luật hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật này.
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên trong lĩnh vực chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.
(2) Đáp ứng các quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 97/2011/NĐ-CP, cụ thể:
- Năng lực:
+ Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
+ Nắm được nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;
+ Am hiểu tình hình kinh tế - xã hội;
+ Nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao;
+ Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý ở cấp cơ sở.
- Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;
+ Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên;
+ Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;
+ Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận;
+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng;
+ Có thời gian ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có thời gian ít nhất 05 năm giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên.
Trước đây, khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định:
Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên
1. Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
d) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
...
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ?
Theo Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên các cấp
Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 97/2011/NĐ-CP .
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 11 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm các ngạch thanh tra
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, bổ nhiệm công chức vào ngạch thanh tra viên cao cấp; Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, bổ nhiệm sỹ quan Công an nhân dân, sỹ quan Quân đội nhân dân vào ngạch thanh tra viên cao cấp.
Quyết định bổ nhiệm Thanh tra viên cao cấp thuộc Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi cho Thanh tra Chính phủ để theo dõi, tổng hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?