Thanh tra viên ngành Xây dựng có những nhiệm vụ, quyền hạn nào? Trang phục của thanh tra viên ngành Xây dựng được quy định thế nào?
Thanh tra viên ngành Xây dựng có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 26/2013/NĐ-CP quy định về Thanh tra viên ngành Xây dựng như sau:
Thanh tra viên ngành Xây dựng
1. Thanh tra viên ngành Xây dựng là công chức của Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
2. Thanh tra viên ngành Xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định của pháp luật về xây dựng; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
b) Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, thanh tra viên ngành Xây dựng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định của pháp luật về xây dựng
+ Chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
+ Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Thanh tra ngành xây dựng (Hình từ Internet)
Trang phục của thanh tra viên ngành Xây dựng được quy định thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 26/2013/NĐ-CP quy định về trang phục, phù hiệu, biển hiệu của thanh tra viên ngành Xây dựng như sau:
Trang phục, phù hiệu, biển hiệu của thanh tra viên ngành Xây dựng
1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về trang phục, cấp hiệu của thanh tra ngành Xây dựng sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Thanh tra viên ngành Xây dựng có trách nhiệm bảo quản, sử dụng thẻ thanh tra, biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu trong khi thi hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sử dụng thẻ thanh tra, trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với thanh tra ngành Xây dựng; nghiêm cấm thanh tra viên ngành Xây dựng sử dụng thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu vào mục đích cá nhân. Trường hợp thanh tra viên sử dụng thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu thực hiện hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về trang phục, cấp hiệu của thanh tra ngành Xây dựng sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra viên ngành Xây dựng có trách nhiệm bảo quản, sử dụng thẻ thanh tra, biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu trong khi thi hành nhiệm vụ.
Để trở thành Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng thì công chức, viên chức phải đáp ứng những điều kiện nào?
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 26/2013/NĐ-CP về Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng như sau:
Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng
1. Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng là công chức, viên chức, người am hiểu sâu về chuyên ngành, được Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng trưng tập tham gia đoàn thanh tra. Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước.
2. Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng là người có phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
Tùy theo yêu cầu từng đoàn thanh tra, Chánh Thanh tra trưng tập cộng tác viên thanh tra. Việc trưng tập kết thúc khi đoàn thanh tra kết thúc cuộc thanh tra hoặc cộng tác viên thanh tra không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo quy định.
3. Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để trở thành Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng thì công chức, viên chức phải là người am hiểu sâu về chuyên ngành, được Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng trưng tập tham gia đoàn thanh tra.
Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước.
Cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng là người có phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
Tùy theo yêu cầu từng đoàn thanh tra, Chánh Thanh tra trưng tập cộng tác viên thanh tra.
Việc trưng tập kết thúc khi đoàn thanh tra kết thúc cuộc thanh tra hoặc cộng tác viên thanh tra không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?