Thanh tra viên y tế có phải công chức nhà nước không? Tiêu chuẩn năng lực cơ bản của thanh tra viên y tế được quy định ra sao?
Thanh tra viên y tế có phải công chức nhà nước không?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về khái niệm thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Trước đây, quy định về khái niệm thanh tra viên tại Điều 31 Luật thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) thì thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra.
Ngoài ra theo quy định tại Phần II Quyết định 869/QĐ-BYT năm 2017 về việc phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Thanh tra Y tế" quy định thanh tra viên y tế là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra y tế/cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra y tế/cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, thanh tra viên y tế được xem là công chức nhà nước thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra y tế nhà nước.
Thanh tra viên y tế (Hình từ Internet)
Thanh tra viên y tế cần phải đáp ứng năng lực pháp luật và chính sách y tế nào?
Năng lực pháp luật và chính sách y tế của thanh tra viên y tế bao gồm những tiêu chuẩn được quy định tại lĩnh vực 1 Phần II Quyết định 869/QĐ-BYT năm 2017 về việc phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Thanh tra Y tế". Cụ thể như sau:
Công chức thanh tra y tế phải có tác phong hành nghề chuyên nghiệp theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Người ra quyết định thanh tra về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn 1. Xây dựng, hướng dẫn thực hiện và đánh giá pháp luật về y tế
Tiêu chí 1: Hiểu biết về pháp luật của Nhà nước nói chung, pháp luật thanh tra và pháp luật trong lĩnh vực y tế nói riêng.
Tiêu chí 2: Tham gia/góp ý vào quá trình xây dựng Luật/các văn bản dưới Luật phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn thông qua việc phân tích các thông tin thu thập được sau các cuộc thanh tra y tế.
Tiêu chí 3: Hướng dẫn các cơ quan/tổ chức/cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực y tế; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tiêu chí 4: Phát hiện các sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật để đề xuất các kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp trên xử lý theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn 2. Xây dựng, hướng dẫn và vận động thực hiện chính sách
Tiêu chí 1: Hiểu biết về các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực y tế.
Tiêu chí 2: Tham gia/góp ý vào quá trình xây dựng các chính sách y tế phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn thông qua việc phân tích các thông tin thu thập được sau các cuộc thanh tra y tế.
Tiêu chí 3: Hướng dẫn thực hiện và vận động các cơ quan/tổ chức/cá nhân tham gia vào quá trình thực thi các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực y tế.
Tiêu chuẩn năng lực hành nghề của thanh tra viên y tế là gì?
Năng lực hành nghề của thanh tra viên y tế bao gồm những tiêu chuẩn được quy định tại lĩnh vự 2 Phần II Quyết định 869/QĐ-BYT năm 2017 về việc phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Thanh tra Y tế". Cụ thể như sau:
Công chức thanh tra y tế phải có tác phong hành nghề chuyên nghiệp theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Người ra quyết định thanh tra về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn 1: Xây dựng quyết định và kế hoạch thanh tra hiệu quả và khả thi
Tiêu chí 1: Xác định căn cứ pháp lý, nội dung, mục đích, yêu cầu; tổng hợp và phân tích các thông tin cần thiết làm căn cứ cho quyết định thanh tra.
Tiêu chí 2: Soạn thảo quyết định thanh tra theo đúng quy định của pháp luật.
Tiêu chí 3: Xác định các vấn đề ưu tiên cần đưa vào kế hoạch thanh tra.
Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch thanh tra phù hợp với nội dung ghi trong quyết định thanh tra, quy định của pháp luật và yêu cầu của thực tế.
Tiêu chuẩn 2: Thực hiện hoạt động thanh tra theo đúng chuẩn mực đạo đức và quy trình nghiệp vụ
Tiêu chí 1: Hiểu biết và thực hiện đầy đủ các quy tắc chuẩn mực đạo đức của công chức thanh tra y tế trong quá trình tiến hành trực tiếp thanh tra.
Tiêu chí 2: Hiểu biết và thực hiện đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ trong quá trình tiến hành trực tiếp thanh tra.
Tiêu chí 3: Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Người ra quyết định thanh tra về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn 3: Tham mưu xây dựng và tham gia thực hiện Kết luận thanh tra góp phần đảm bảo Kết luận thanh tra được thực thi một cách nghiêm minh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra
Tiêu chí 1: Trực tiếp xử lý theo thẩm quyền và tham mưu cho Người ra quyết định thanh tra xử lý phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm của đối tượng thanh tra theo đúng quy định của pháp luật.
Tiêu chí 2: Thực hiện và phối hợp với các bên liên quan thực hiện Kết luận thanh tra, góp phần đảm bảo cho kết luận thanh tra được thực thi một cách nghiêm minh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra.
Tiêu chuẩn 4: Tham mưu cho thủ trưởng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực được giao (chỉ áp dụng đối với Thanh tra Bộ Y tế và thanh tra Sở Y tế)
Tiêu chí 1: Hiểu biết quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực y tế.
Tiêu chí 2: Thu thập và xác minh tài liệu, thông tin trong các khiếu nại, tố cáo của công dân trong nhiệm vụ được giao.
Tiêu chí 3: Tổng hợp và phân tích tài liệu, thông tin trong các khiếu nại, tố cáo khách quan, khoa học.
Tiêu chí 4: Báo cáo đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời kết quả xác minh các khiếu nại, tố cáo của công dân dân theo đúng quy trình, quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực y tế.
Tiêu chuẩn 5: Tổ chức thực hiện/ thực hiện công tác tiếp công dân tại đơn vị (chỉ áp dụng đối với Thanh tra Bộ Y tế và thanh tra Sở Y tế)
Tiêu chí 1: Hiểu biết các quy định của pháp luật về tiếp công dân.
Tiêu chí 2: Tổ chức thực hiện và thực hiện công tác tiếp công dân tại đơn vị theo đúng các quy định của pháp luật về tiếp công dân.
Tiêu chí 3: Tổng hợp, phân tích tài liệu, thông tin thu được từ công tác tiếp công dân từ đó đề xuất hướng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.
Năng lực hợp tác - giao tiếp của thanh tra viên y tế được quy định ra sao?
Năng lực hợp tác - giao tiếp của thanh tra viên y tế bao gồm những tiêu chuẩn được quy định tại lĩnh vực 3 Phần II Quyết định 869/QĐ-BYT năm 2017 về việc phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Thanh tra Y tế". Cụ thể như sau:
Công chức thanh tra y tế phải có khả năng hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, các cơ quan/tổ chức trong và liên ngành trong quá trình thực hiện công tác thanh tra và phải biết cách giao tiếp một cách phù hợp với đối tượng thanh tra và các bên liên quan.
Tiêu chuẩn 1. Tạo dựng được mối quan hệ hợp tác, tin tưởng với cá nhân/tổ chức trong phạm vi thanh tra và cộng đồng.
Tiêu chí 1. Lắng nghe, chia sẻ và giải quyết những băn khoăn, lo lắng của các cá nhân/tổ chức/cộng đồng.
Tiêu chí 2. Thiết lập mối quan hệ hợp tác với cộng đồng và các tổ chức, cá nhân liên quan tới lĩnh vực thanh tra.
Tiêu chuẩn 2. Hợp tác có hiệu quả với đồng nghiệp và các cơ quan/tổ chức trong đơn vị và liên ngành trong quá trình thực hiện công tác thanh tra
Tiêu chí 1. Đảm bảo các nguyên tắc: đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của từng cá nhân/tổ chức, tôn trọng lĩnh vực chuyên môn, bàn bạc, thống nhất, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ kịp thời, giải quyết xung đột (nếu có).
Tiêu chí 2. Xác định được vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong đoàn thanh tra; tổ chức, điều phối nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên và tổ chức.
Tiêu chí 3. Lắng nghe, chia sẻ các thông tin chính xác trong quá trình thanh tra, phối hợp hiệu quả nhưng không vi phạm chế độ bảo mật trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn 3. Giao tiếp hiệu quả
Tiêu chí 1. Thực hiện giao tiếp đúng mực với lãnh đạo cũng như cán bộ/công nhân viên tại tổ chức, cơ sở, địa phương tiến hành thanh tra.
Tiêu chí 2. Thực hiện giao tiếp một cách phù hợp với đối tượng thanh tra, nghiêm túc, lấy nguyên tắc, pháp luật làm gốc, làm cơ sở để giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để sách nhiễu gây khó khăn hay phiền hà cho đối tượng thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?