Thành viên Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc làm việc theo chế độ nào? Trưởng Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Thành viên Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc làm việc theo chế độ nào?
- Trưởng Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Tổ thư ký Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc làm việc theo chế độ nào?
- Thành viên của Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc báo cáo một tháng bao nhiêu lần?
Thành viên Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc và Tổ thư ký giúp việc Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-UBDT năm 2014, có quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Ban CCHC làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên được pháp luật quy định.
2. Thành viên Ban CCHC làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban CCHC, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban CCHC về những nhiệm vụ được phân công.
3. Ban CCHC có Tổ thư ký giúp việc.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Cải cách hành chính, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Cải cách hành chính về những nhiệm vụ được phân công.
Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc và Tổ thư ký giúp việc Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-UBDT năm 2014, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Cải cách hành chính như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Cải cách hành chính
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban CCHC, Tổ thư ký; phân công, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban CCHC.
3. Quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban CCHC.
4. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó Trưởng ban thường trực giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
5. Được sử dụng con dấu của Ủy ban Dân tộc.
Như vậy, theo quy định trên thì trưởng Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Cải cách hành chính, Tổ thư ký; phân công, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban Cải cách hành chính
- Quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cải cách hành chính
- Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó Trưởng ban thường trực giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
- Được sử dụng con dấu của Ủy ban Dân tộc
Tổ thư ký Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại điểm d khoản 3 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc và Tổ thư ký giúp việc Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-UBDT năm 2014, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các ủy viên Ban CCHC như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các ủy viên Ban CCHC
…
3. Nhiệm vụ của ủy viên Tổ thư ký
a) Giúp Ban Cải cách hành chính Ủy ban Dân tộc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo Chương trình cải cách hành chính đã được phê duyệt.
b) Chuẩn bị nội dung, văn bản cho cuộc họp Ban Cải cách hành chính.
c) Là đầu mối theo dõi, xây dựng báo cáo công tác cải cách hành chính của các Vụ, đơn vị được phân công; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
d) Tổ thư ký làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổ thư ký Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Thành viên của Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc báo cáo một tháng bao nhiêu lần?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc và Tổ thư ký giúp việc Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-UBDT năm 2014, có quy định về chế độ làm việc và báo cáo như sau:
Chế độ làm việc và báo cáo
…
5. Trường hợp thành viên Ban CCHC đi công tác, học tập hoặc vì lý do khác không thể thực hiện nhiệm vụ của thành viên Ban CCHC từ 01 tháng trở lên hoặc có sự thay đổi về nhân sự thì Thường trực Ban CCHC phải có văn bản báo cáo Trưởng Ban CCHC để điều chỉnh phân công.
6. Các thành viên của Ban CCHC có trách nhiệm định kỳ (01 tháng/lần vào trong tuần đầu tháng) báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công.
7. Giúp việc Ban CCHC là Tổ thư ký.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên của Ban Cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc báo cáo 01 tháng/lần vào trong tuần đầu tháng về tình hình triển khai nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?