Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh gồm những ai? Các thành viên hoạt động theo chế độ nào?

Tôi có thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh gồm những ai? Các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh hoạt động theo chế độ nào? Câu hỏi của anh T.T.V từ Thanh Hóa.

Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh gồm những ai?

Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:

Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện
1. Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh:
a) Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Phó Trưởng ban Thường trực: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Phó Trưởng ban: Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh;
d) Các ủy viên là đại diện lãnh đạo cơ quan:
- Sở Nội vụ;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân;
- Sở Tài chính;
- Sở Y tế;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Giao thông vận tải;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Tư pháp;
- Sở Xây dựng;
- Ban Dân tộc (đối với cấp tỉnh có thành lập Ban Dân tộc);
- Bảo hiểm Xã hội cấp tỉnh;
- Tổ chức có liên quan ở cấp tỉnh, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Hội Cựu chiến binh tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.
...

Như vậy, theo quy định, thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh bao gồm:

(1) Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

(2) Phó Trưởng ban Thường trực: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

(3) Phó Trưởng ban: Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh;

(4) Các ủy viên là đại diện lãnh đạo cơ quan:

- Sở Nội vụ;

- Văn phòng Ủy ban nhân dân;

- Sở Tài chính;

- Sở Y tế;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Sở Giao thông vận tải;

- Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Sở Tư pháp;

- Sở Xây dựng;

- Ban Dân tộc (đối với cấp tỉnh có thành lập Ban Dân tộc);

- Bảo hiểm Xã hội cấp tỉnh;

- Tổ chức có liên quan ở cấp tỉnh, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Hội Cựu chiến binh tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.

Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh gồm những ai? Các thành viên hoạt động theo chế độ nào?

Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh gồm những ai? (Hình từ Internet)

Các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh hoạt động theo chế độ nào?

Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:

Quy định chung
1. Ban Công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
a) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác về người cao tuổi.
b) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.
c) Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế làm việc của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia Ban Công tác.
d) Các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
đ) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh không có tài khoản và con dấu riêng. Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực ghi chức vụ (chức danh) và ký văn bản của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
...

Như vậy, theo quy định, các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được đặt tại đâu?

Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:

Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện
1. Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh
a) Cơ quan thường trực của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh (gọi tắt là Tổ Giúp việc) đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do 01 công chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng, 01 công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 01 thành viên Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh làm thành viên. Các thành viên Tổ Giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
c) Tổ Giúp việc làm việc theo quy chế do Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh ban hành.
...

Như vậy, theo quy định, Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, do 01 công chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng.

Người cao tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người cao tuổi với người già có giống nhau không?
Pháp luật
Người cao tuổi có được làm trưởng thôn không? Độ tuổi tối đa được bầu làm Trưởng thôn là bao nhiêu?
Pháp luật
83 tuổi có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không? Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được lãnh tiền người cao tuổi 2024? Mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
04 trường hợp người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Mức trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi người cao tuổi chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm gì trong việc tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi?
Pháp luật
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để người cao tuổi được tham gia hoạt động văn hóa thông qua các biện pháp nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về người cao tuổi phải thực hiện trên nguyên tắc gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện đối với người cao tuổi?
Pháp luật
Ngày 15/6 là Ngày Thế giới Phòng chống Lạm dụng Người cao tuổi đúng không? Người cao tuổi là người từ bao nhiêu tuổi trở lên?
Pháp luật
Ngày người cao tuổi Việt Nam 6/6/2024 rơi vào thứ mấy? Đối tượng nào được nhận hỗ trợ Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam?
Pháp luật
Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam có phải là ngày lễ lớn trong nước? Người cao tuổi có được tổ chức lễ mừng thọ vào ngày này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người cao tuổi
1,444 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người cao tuổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người cao tuổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào