Thành viên Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở VKSNDTC phải có các tiêu chuẩn gì?
- Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm những ai?
- Thành viên Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải có các tiêu chuẩn gì?
- Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 8 Quy chế thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về Ban Thư ký như sau:
Ban Thư ký
1. Ban Thư ký, gồm: Trưởng ban và các thành viên
...
Như vậy, Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm:
- Trưởng ban;
- Các thành viên.
Thành viên Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải có các tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy chế thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về Ban Thư ký như sau:
Ban Thư ký
...
2. Tiêu chuẩn Ban Thư ký
a) Là công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên;
b) Không cử làm thành viên Ban Thư ký đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột người dự thi hoặc của vợ, chồng người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật;
c) Thành viên Ban Thư ký không là thành viên của các Ban giúp việc khác trong cùng một Hội đồng thi tuyển.
Như vậy, thành viên Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải có các tiêu chuẩn sau:
- Là công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên;
- Không cử làm thành viên Ban Thư ký đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột người dự thi hoặc của vợ, chồng người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật;
- Thành viên Ban Thư ký không là thành viên của các Ban giúp việc khác trong cùng một Hội đồng thi tuyển.
Thành viên Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở VKSNDTC phải có các tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy chế thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về Ban Thư ký như sau:
Ban Thư ký
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký:
a) Trưởng ban Thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên để tổ chức kỳ thi theo đúng Quy chế thi tuyển;
b) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi tuyển và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi tuyển;
c) Sắp xếp phòng thi theo danh sách đã được duyệt;
d) Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn ôn tập cho người dự thi (nếu có); sắp xếp phòng thi, niêm yết thông báo, danh sách người dự thi tại địa điểm thi;
đ) Nhận và kiểm tra niêm phong bài thi từ Trưởng ban Coi thi, bàn giao bài thi cho Trưởng ban Phách, nhận bài thi đã được rọc phách và đánh số phách từ Trưởng ban Phách, bàn giao bài thi đã được rọc phách cho Trưởng ban Chấm thi; nhận bài thi đã có kết quả chấm thi từ Trưởng ban Chấm thi để tổng hợp, bàn giao bài thi đã có kết quả chấm thi cho Trưởng ban Phách để ghép phách; nhận bài thi đã có kết quả chấm thi, ghép phách từ Trưởng ban Phách;
e) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi tuyển;
f) Nhận đơn phúc khảo và ghi rõ ngày nhận đơn phúc khảo theo dấu văn thư của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, giải quyết theo quy định;
g) Phục vụ hoạt động của Hội đồng thi tuyển và các Ban giúp việc của Hội đồng thi tuyển;
h) Tổ chức việc thu phí thi, quản lý, chi tiêu tài chính và thanh quyết toán theo quy định.
Theo đó, Ban Thư ký của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Trưởng ban Thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên để tổ chức kỳ thi theo đúng Quy chế thi tuyển;
- Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi tuyển và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi tuyển;
- Sắp xếp phòng thi theo danh sách đã được duyệt;
- Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn ôn tập cho người dự thi (nếu có); sắp xếp phòng thi, niêm yết thông báo, danh sách người dự thi tại địa điểm thi;
- Nhận và kiểm tra niêm phong bài thi từ Trưởng ban Coi thi, bàn giao bài thi cho Trưởng ban Phách, nhận bài thi đã được rọc phách và đánh số phách từ Trưởng ban Phách, bàn giao bài thi đã được rọc phách cho Trưởng ban Chấm thi;
- Nhận bài thi đã có kết quả chấm thi từ Trưởng ban Chấm thi để tổng hợp, bàn giao bài thi đã có kết quả chấm thi cho Trưởng ban Phách để ghép phách; nhận bài thi đã có kết quả chấm thi, ghép phách từ Trưởng ban Phách;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi tuyển;
- Nhận đơn phúc khảo và ghi rõ ngày nhận đơn phúc khảo theo dấu văn thư của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, giải quyết theo quy định;
- Phục vụ hoạt động của Hội đồng thi tuyển và các Ban giúp việc của Hội đồng thi tuyển;
- Tổ chức việc thu phí thi, quản lý, chi tiêu tài chính và thanh quyết toán theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?