Thành viên ban vận động thành lập hội là ai? Điều kiện đối với thành viên ban vận động thành lập hội?
Thành viên ban vận động thành lập hội là ai? Điều kiện đối với thành viên ban vận động thành lập hội?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 126/2024/NĐ-CP thì thành viên ban vận động thành lập hội là tổ chức, công dân Việt Nam tâm huyết, trách nhiệm, hoạt động trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động hoặc có liên quan đến lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Theo đó, thành viên ban vận động thành lập hội phải đảm bảo các điều kiện sau:
(1) Đối với tổ chức:
- Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có đơn tham gia ban vận động thành lập hội;
- Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia ban vận động thành lập hội và cử người đại diện tham gia thành viên ban vận động thành lập hội.
Người được cử làm đại diện là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích;
(2) Đối với công dân: có đơn tham gia ban vận động thành lập hội, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích.
Thành viên ban vận động thành lập hội là ai? Điều kiện đối với thành viên ban vận động thành lập hội? (Hình từ Internet)
Thành viên ban vận động thành lập hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 11 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Ban vận động thành lập hội
...
3. Thành viên ban vận động thành lập hội là cán bộ, công chức, viên chức phải được sự đồng ý cho tham gia ban vận động thành lập hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
4. Trưởng ban vận động thành lập hội là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kinh nghiệm, có uy tín, am hiểu trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và sống thường trú tại Việt Nam.
...
Như vậy, thành viên ban vận động thành lập hội có thể là cán bộ công chức viên chức nhưng phải được sự đồng ý cho tham gia ban vận động thành lập hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Ai có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội trong phạm vi toàn quốc?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội
1. Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội được lập thành 01 bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội (bản gốc), trong đơn nêu rõ tên hội, sự cần thiết thành lập hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian chuẩn bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
b) Danh sách trích ngang (bản gốc) của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội, gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn; chức vụ, đơn vị công tác (nếu có); chức danh trong ban vận động thành lập hội; địa chỉ thường trú hoặc tạm trú; số điện thoại liên hệ và tài liệu liên quan (bản chính) theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
c) Sơ yếu lý lịch cá nhân (theo mẫu kèm theo Nghị định này) và phiếu lý lịch tư pháp số 1 (bản chính) của các thành viên ban vận động thành lập hội không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; nếu thành viên ban vận động thành lập hội là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho tham gia ban vận động thành lập hội bằng văn bản theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì không phải nộp phiếu lý lịch tư pháp số 1;
d) Ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ đối với cán bộ, công chức, viên chức tham gia ban vận động thành lập hội (bản chính).
2. Thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội:
a) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi tỉnh;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
...
Theo đó, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động có quyền quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?