Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải gửi văn bản thông báo cho VSDC khi thay đổi những thông tin nào?
- Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải gửi văn bản thông báo cho VSDC khi thay đổi những thông tin nào?
- Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải gửi văn bản thông báo nội dung thông tin thay đổi trong thời hạn bao lâu?
- Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải báo cáo cho Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam khi xảy ra những sự kiện nào?
Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải gửi văn bản thông báo cho VSDC khi thay đổi những thông tin nào?
Trường hợp thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải gửi văn bản thông báo được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 13/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Thay đổi thông tin đăng ký thành viên bù trừ
1. Thành viên bù trừ phải gửi văn bản thông báo cho VSDC để cập nhật thông tin hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ trong trường hợp thay đổi thông tin:
a) Danh sách thành viên Ban giám đốc được phân công phụ trách nghiệp vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại điểm 5 mục I trong Bản thuyết minh nghiệp vụ.
b) Điểm 2, 3, 4, 5, 6 mục II trong Bản thuyết minh công nghệ thông tin.
2. Thành viên bù trừ phải gửi văn bản đề nghị VSDC chấp thuận việc thay đổi thông tin hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ trong trường hợp thay đổi thông tin:
a) Mục II trong Bản thuyết minh nghiệp vụ.
b) Điểm 1 mục II trong Bản thuyết minh công nghệ thông tin.
...
Như vậy, theo quy định, thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải gửi văn bản thông báo cho Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam để cập nhật thông tin hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ trong trường hợp thay đổi thông tin:
(1) Danh sách thành viên Ban giám đốc được phân công phụ trách nghiệp vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trong Bản thuyết minh nghiệp vụ.
Tải về Bản thuyết minh nghiệp vụ TẠI ĐÂY
(2) Thay đổi thông tin được quy định tại các điểm 2, 3, 4, 5, 6 mục II trong Bản thuyết minh công nghệ thông tin, bao gồm:
- Số lượng và thông tin cấu hình máy chủ/thiết bị của hệ thống bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh thành viên.
- Tóm tắt đặc tả thiết kế hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
- Chính sách đảm bảo an ninh bảo mật cho hệ thống và kết nối tới Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Phương án dự phòng, xử lý khi gặp sự cố.
- Phương pháp cung cấp thông tin cho khách hàng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và các cơ quan liên quan khác.
Tải về Bản thuyết minh công nghệ thông tin TẠI ĐÂY
Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải gửi văn bản thông báo cho VSDC khi thay đổi những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải gửi văn bản thông báo nội dung thông tin thay đổi trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn gửi thông báo được quy định tại khoản 4 Điều 3 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 13/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Thay đổi thông tin đăng ký thành viên bù trừ
...
4. Quy trình thực hiện thay đổi thông tin hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ
a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: Thành viên bù trừ gửi cho VSDC văn bản thông báo nội dung thông tin thay đổi chậm nhất trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi có hiệu lực.
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và quy trình nghiệp vụ sau khi thay đổi đáp ứng được yêu cầu xử lý nghiệp vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh giữa thành viên bù trừ và VSDC, VSDC có văn bản chấp thuận việc thay đổi. Trường hợp từ chối, VSDC có văn bản nêu rõ lý do.
...
Như vậy, theo quy định, thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải gửi văn bản thông báo nội dung thông tin thay đổi cho Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chậm nhất trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi có hiệu lực.
Thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải báo cáo cho Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam khi xảy ra những sự kiện nào?
Theo quy định tại Điều 10 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 13/QĐ-HĐTV năm 2023 thì thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh phải báo cáo cho Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây:
(1) Hệ thống phục vụ cho hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên bù trừ gặp sự cố;
(2) Xảy ra các sự cố liên quan đến hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh mà không khắc phục được ngay trong ngày;
(3) Bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh;
(4) Bị hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh;
(5) Bị mất khả năng thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC;
(6) Bị đặt vào các tình trạng cảnh báo theo quy định pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính, quy định pháp luật ngân hàng về an toàn vốn.
Lưu ý: Ngoài việc báo cáo trong các trường hợp nêu trên thì trong trường hợp cần thiết, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam cũng có thể yêu cầu thành viên bù trừ cung cấp các thông tin về:
- Vị thế mở;
- Tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ;
- Khách hàng của thành viên bù trừ;
- Các tài liệu khác liên quan tới hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên bù trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?