Thành viên của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính gồm những ai?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2024 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
1. Hội đồng có ít nhất 20 thành viên, bao gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng, số lượng thành viên Hội đồng có thể thay đổi theo từng nhiệm kỳ và do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
2. Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng chỉ đạo trực tiếp công tác nghiên cứu KHCN ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính phân công nhiệm vụ.
3. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Viện trưởng Viện CLTC. Thư ký Hội đồng được cử trong số cán bộ khoa học của Viện CLTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Theo đó, Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính có ít nhất 20 thành viên, bao gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng, số lượng thành viên Hội đồng có thể thay đổi theo từng nhiệm kỳ và do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính là gì?
Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính được quy định tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2024 như sau:
(1) Thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính phải đáp ứng các quy định về phẩm chất đạo đức, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang thi hành án hình sự; không vi phạm các quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động KHCN.
(2) Đối với các nhà khoa học chuyên ngành kinh tế, tài chính, phải có học vị từ Tiến sỹ trở lên, có năng lực và uy tín, có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, có điều kiện đóng góp và tham gia vào hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính, đã chủ nhiệm ít nhất 01 công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ hoặc tương đương trở lên được nghiệm thu xếp loại “Đạt”.
(3) Đối với lãnh đạo các đơn vị chủ chốt của ngành Tài chính, phải có năng lực, uy tín và điều kiện tham gia hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính.
Thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2024, thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về nội dung và hiệu quả hoạt động của Hội đồng.
- Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 Quy chế này; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng hoặc của Thường trực Hội đồng.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thay đổi các Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng, hoặc bổ sung các Ủy viên Hội đồng khi số lượng ủy viên Hội đồng giảm quá 1/3 so với tổng số thành viên của Hội đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
(2) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng trong công tác chung của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về công việc được phân công phụ trách.
b) Chỉ đạo chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận ở Hội đồng.
c) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc phạm vi quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.
(3) Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc phạm vi quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.
(4) Thư ký Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức các hoạt động chung của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các công việc được Chủ tịch Hội đồng giao.
- Giúp Chủ tịch Hội đồng và các Phó Chủ tịch Hội đồng trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Hội đồng.
- Giúp Chủ tịch Hội đồng và các Phó Chủ tịch Hội đồng tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu KHCN ngành Tài chính.
(5) Các ủy viên Hội đồng:
- Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Hội đồng hoặc trả lời các văn bản lấy ý kiến do Hội đồng yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về nội dung, kết quả các nhiệm vụ được Hội đồng phân công; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể khi được Chủ tịch Hội đồng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?