Thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm những tổ chức nào? Quyền lợi của thành viên của Liên đoàn là gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Cho tôi hỏi thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm những tổ chức nào? Quyền lợi của thành viên của Liên đoàn là gì? Câu hỏi của anh Thanh Hòa ở Long An.

Thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm những tổ chức nào?

Theo Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về thành viên của LĐBĐVN như sau:

Thành viên của LĐBĐVN
1. Các thành viên của LĐBĐVN được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định của LĐBĐVN và của các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là thành viên
2. Thành viên của LĐBĐVN gồm:
a) Liên đoàn Bóng đá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
b) Các câu lạc bộ, đội bóng đá ngoại hạng, hạng nhất, hạng nhì, các đội bóng đá nữ, Futsal tham gia giải vô địch quốc gia và đủ tiêu chuẩn theo quy định của LĐBĐVN;
c) Các tổ chức của cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài và cơ quan tổ chức các giải đấu quốc gia.
3. Các thành viên cùng cấp hạng, trình độ được quy định tại khoản 2 Điều này có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Ban Chấp hành.

Theo quy định trên, thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm những tổ chức sau:

+ Liên đoàn Bóng đá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Các câu lạc bộ, đội bóng đá ngoại hạng, hạng nhất, hạng nhì, các đội bóng đá nữ, Futsal tham gia giải vô địch quốc gia và đủ tiêu chuẩn theo quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

+ Các tổ chức của cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài và cơ quan tổ chức các giải đấu quốc gia.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Hình từ Internet)

Hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm những tài liệu nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về hồ sơ xin gia nhập LĐBĐVN như sau:

Thể thức gia nhập LĐBĐVN
1. Những tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 10 muốn trở thành thành viên của LĐBĐVN phải nộp hồ sơ xin gia nhập LĐBĐVN theo quy định tại khoản 2 của Điều này.
2. Hồ sơ xin gia nhập LĐBĐVN gồm:
a) Đơn xin gia nhập LĐBĐVN;
b) Bản sao Điều lệ và Quy chế của tổ chức xin gia nhập;
c) Quy chế hoạt động (đối với thành viên là đội bóng hoặc CLB) hoặc quyết định thành lập đội bóng hoặc CLB do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
d) Danh sách lãnh đạo chủ chốt đại diện cho tổ chức (những người có thẩm quyền ký các cam kết với bên thứ ba).
đ) Văn bản cam kết:
- Tuân thủ Điều lệ, Quy chế của FIFA, AFC, AFF, VFF; tuân thủ Luật Thi đấu bóng đá do IFAB và FIFA ban hành và Luật Thi đấu Futsal do FIFA ban hành và bảo đảm rằng các thành viên của mình, CLB, quan chức, đại diện cầu thủ và cầu thủ cũng tuân thủ những Điều lệ và Quy chế này;
- Công nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan do LĐBĐVN thành lập, đồng thời công nhận và tôn trọng các quyết định của Tòa Trọng tài Thể thao quốc tế (CAS);
- Chỉ tổ chức và tham gia vào các giải đấu, trận đấu giao hữu quốc tế đã được LĐBĐVN, AFF, AFC, và FIFA cho phép (tùy thuộc vào thẩm quyền tổ chức các trận đấu quốc tế);
- Trụ sở cơ quan phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và đặt trong lãnh thổ Việt Nam;
- Tham gia tất cả các giải, trận đấu chính thức do LĐBĐVN tổ chức nếu đáp ứng đủ các điều kiện có liên quan;
- Đảm bảo rằng cơ cấu pháp lý của tổ chức muốn trở thành thành viên có thể tự đưa ra những quyết định độc lập mà không phải dựa vào các tổ chức nào khác bên ngoài;
- Cam kết tổ chức và tham gia các trận đấu giao hữu chỉ khi được sự cho phép của LĐBĐVN.
...

Theo đó, hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 11 nêu trên.

Quyền lợi của thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là gì?

Theo quy định tại Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 về quyền lợi của thành viên như sau:

Quyền lợi của thành viên
1. Các thành viên của LĐBĐVN có các quyền lợi sau:
a) Được tham dự Đại hội LĐBĐVN, được biết trước tiến trình nội dung Đại hội, được triệu tập đúng thời gian Đại hội và được quyền bỏ phiếu hoặc biểu quyết;
b) Giới thiệu đại diện để đề cử, ứng cử và bầu các vị trí chủ chốt và các ban của LĐBĐVN;
c) Đề xuất, thảo luận và biểu quyết về chủ trương, kế hoạch hoạt động của LĐBĐVN;
d) Giám sát hoạt động của Ban Chấp hành và các cơ quan, thành viên của LĐBĐVN;
đ) Tham gia thi đấu tại các giải bóng đá do LĐBĐVN tổ chức theo quy định của Điều lệ giải. Được ưu tiên sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của LĐBĐVN khi có nhu cầu phù hợp;
e) Được LĐBĐVN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động bóng đá trước pháp luật và các tổ chức bóng đá quốc tế. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc;
g) Được hưởng tất cả các quyền lợi khác trong Điều lệ và quy chế của LĐBĐVN.
2. Việc thực hiện các quyền lợi này theo quy định của Điều lệ và quy chế của LĐBĐVN.

Như vậy, thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những quyền lợi được quy định tại khoản 1 Điều 13 nêu trên.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ và quyền hạn của Liên đoàn bóng đá Việt Nam
Pháp luật
Chủ tịch VFF do cơ quan nào bầu? Việc bầu Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) theo hình thức bỏ phiếu kín được thực hiện thế nào?
Pháp luật
VFF là gì? Điều kiện, hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) được quy định như thế nào?
Pháp luật
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có cơ quan ngôn luận không? Liên đoàn có được ký hợp đồng với chuyên gia nước ngoài không?
Pháp luật
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có phải thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam không? Liên đoàn có được quyền huy động nguồn tài trợ không?
Pháp luật
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có phải tổ chức xã hội không? Liên đoàn có quyền giải quyết tranh chấp giữa các cầu thủ không?
Pháp luật
Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có bắt buộc phải có quốc tịch Việt Nam không? Thường trực Ban Chấp hành có thành viên là Ủy viên không?
Pháp luật
Phó Chủ tịch VFF nào sẽ có trách nhiệm thay quyền Chủ tịch trong trường hợp Chủ tịch VFF vắng mặt?
Pháp luật
Chủ tịch VFF được bầu cử thông qua hình thức nào theo quy định hiện nay? Có được tham gia vào Ban chấp hành của Liên đoàn không?
Pháp luật
Thành viên Hội đồng Huấn luyện viên bóng đá quốc gia sẽ do cơ quan nào tại Liên đoàn bóng đá Việt Nam bổ nhiệm?
Pháp luật
Các quyết định của Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được thông qua theo phương thức nào? Thời hạn để quyết định có hiệu lực là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
1,620 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào