Thành viên của liên hiệp hợp tác xã không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian bao lâu thì bị chấm dứt tư cách thành viên?

Em ơi cho anh hỏi: Thành viên của liên hiệp hợp tác xã không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian bao lâu thì bị chấm dứt tư cách thành viên? Và ai có quyền quyết định trong trường hợp này? Đây là câu hỏi của anh Tùng Quân đến từ Đà Nẵng.

Thành viên của liên hiệp hợp tác xã không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian bao lâu thì bị chấm dứt tư cách thành viên?

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:

Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên
1. Tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
b) Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
d) Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
e) Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
h) Trường hợp khác do điều lệ quy định.
...

Như vậy, thành viên của liên hiệp hợp tác xã không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm thì bị chấm dứt tư cách thành viên.

Liên hiệp hợp tác xã

Liên hiệp hợp tác xã (Hình từ Internet)

Ai có quyền chấm dứt tư cách thành viên khi thành viên của liên hiệp hợp tác xã không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian quy định?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:

Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên
...
2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ, g và h khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
3. Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên thực hiện theo quy định của Luật này và điều lệ.

Theo đó, quyền chấm dứt tư cách thành viên khi thành viên của liên hiệp hợp tác xã không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian quy định là của hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất.

Thành viên của liên hiệp hợp tác xã không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian quy định bị chấm dứt tư cách thành viên thì vốn góp được xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:

Trả lại, thừa kế vốn góp
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc trả lại phần vốn vượt quá mức vốn góp tối đa khi vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên vượt quá mức vốn tối đa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc trả lại vốn góp và quản lý tài sản của người mất tích được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì vốn góp được trả lại thông qua người giám hộ.
4. Trường hợp thành viên là pháp nhân, hợp tác xã thành viên bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản thì việc trả lại, kế thừa vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp vốn góp của thành viên là cá nhân không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã.

Như vậy, thành viên của liên hiệp hợp tác xã không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian quy định bị chấm dứt tư cách thành viên thì vốn góp của thành viên này sẽ được liên hiệp hợp tác xã trả lại.

Liên hiệp hợp tác xã Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Liên hiệp hợp tác xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục hiệu đính, cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp HTX thế nào?
Pháp luật
Liên hiệp hợp tác xã thành lập nhằm mục đích gì? Liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nào thì được hỗ trợ tăng cường năng lực tài chính?
Pháp luật
Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã có được là cá nhân không? Nếu có thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Nội dung nghị quyết của hội nghị thành lập liên hiệp hợp tác xã theo tổ chức quản trị đầy đủ phải được biểu quyết theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã có thể là tổ chức kinh tế nước ngoài không?
Pháp luật
Xử lý như thế nào khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Giải thể bắt buộc liên hiệp hợp tác xã được thực hiện trong những trường hợp nào? Thủ tục này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tài sản không chia được của liên hiệp hợp tác xã sẽ gồm những gì? Tài sản này khi tách liên hiệp hợp tác xã được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Liên hiệp hợp tác xã có tư cách pháp nhân không? Liên hiệp hợp tác xã có được sử dụng đồng thời nhiều con dấu không?
Pháp luật
Liên hiệp hợp tác xã phải có báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Liên hiệp hợp tác xã
841 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên hiệp hợp tác xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liên hiệp hợp tác xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào