Thành viên gia đình của viên chức lãnh sự cùng sống trong hộ sẽ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự kể từ khi nào?
- Thành viên gia đình của viên chức lãnh sự cùng sống trong hộ sẽ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự kể từ khi nào?
- Viên chức lãnh sự trên đường đi nhận nhiệm vụ lưu lại ở Nước thứ ba nếu cần cấp thị thực thì Nước này cần phải làm gì?
- Viên chức lãnh sự có được can thiệp vào công việc nội bộ của Nước tiếp nhận không?
Thành viên gia đình của viên chức lãnh sự cùng sống trong hộ sẽ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự kể từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Bắt đầu và chấm dứt các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự
1. Mọi thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ quy định trong Công ước này kể từ khi họ nhập cảnh vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức hoặc nếu họ đã ở trên lãnh thổ nước đó thì kể từ khi họ bắt đầu nhiệm vụ của mình ở cơ quan lãnh sự.
2. Những thành viên gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự cùng sống trong hộ và những nhân viên phục vụ riêng của người đó được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ quy định trong Công ước này kể từ ngày muộn nhất trong những ngày sau: ngày mà thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ phù hợp với khoản 1 Điều này; ngày những người đó nhập cảnh lãnh thổ Nước tiếp nhận; ngày họ trở thành thành viên gia đình hoặc nhân viên phục vụ riêng của thành viên cơ quan lãnh sự.
3. Khi một thành viên cơ quan lãnh sự kết thúc chức năng của mình, thì quyền ưu đãi và miễn trừ của người đó, của các thành viên gia đình cùng sống trong hộ và của nhân viên phục vụ riêng thường là chấm dứt kể từ thời điểm sớm nhất trong những thời điểm sau: thời điểm khi thành viên cơ quan lãnh sự rời khỏi Nước tiếp nhận hoặc khi kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho việc rời đi, nhưng những quyền ưu đãi và miễn trừ còn tồn tại cho đến thời điểm đó, ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang. Đối với trường hợp những người nói ở khoản 2 Điều này, họ sẽ thôi không được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ, khi họ không còn là người trong hộ gia đình hoặc không còn giúp việc cho một thành viên cơ quan lãnh sự, tuy nhiên nếu sau đó những người này dự định rời khỏi Nước tiếp nhận trong một thời gian hợp lý, thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ cho đến lúc rời hẳn.
...
Như vậy, thành viên gia đình của viên chức lãnh sự cùng sống trong hộ sẽ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự kể từ ngày muộn nhất trong những ngày sau:
- Ngày mà thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ phù hợp với khoản 1 Điều này;
- Ngày những người đó nhập cảnh lãnh thổ Nước tiếp nhận;
- Ngày họ trở thành thành viên gia đình hoặc nhân viên phục vụ riêng của thành viên cơ quan lãnh sự.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Viên chức lãnh sự trên đường đi nhận nhiệm vụ lưu lại ở Nước thứ ba nếu cần cấp thị thực thì Nước này cần phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Nghĩa vụ của nước thứ ba
1. Nếu trên đường đi nhận nhiệm vụ hoặc trở về nhiệm sở công tác của mình, hoặc trên đường về Nước cử, một viên chức lãnh sự quá cảnh hoặc lưu lại ở một Nước thứ ba, khi đã được nước này cấp thị thực - nếu cần có thị thực - thì Nước thứ ba đó phải dành cho viên chức lãnh sự mọi quyền miễn trừ quy định trong các điều khoản khác của Công ước này mà có thể cần phải có để đảm bảo việc quá cảnh hoặc trở về của viên chức lãnh sự. Quy định này được áp dụng tương tự đối với các thành viên gia đình sống trong cùng một hộ với viên chức lãnh sự nếu họ cũng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ và cùng đi với viên chức lãnh sự hoặc đi riêng để sang theo viên chức đó hoặc để trở về Nước cử.
...
Theo đó, viên chức lãnh sự trên đường đi nhận nhiệm vụ lưu lại ở Nước thứ ba nếu cần cấp thị thực thì Nước thứ ba đó phải dành cho viên chức lãnh sự mọi quyền miễn trừ quy định trong các điều khoản khác của Công ước này mà có thể cần phải có để đảm bảo việc quá cảnh hoặc trở về của viên chức lãnh sự.
Viên chức lãnh sự có được can thiệp vào công việc nội bộ của Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Tôn trọng luật và quy định của Nước tiếp nhận
1. Không ảnh hưởng đến những quyền ưu đãi và miễn trừ của mình, tất cả những người được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ đều có nghĩa vụ tôn trọng luật và các quy định của Nước tiếp nhận. Họ cũng có nghĩa vụ không can thiệp vào công việc nội bộ của Nước đó.
2. Không được dùng trụ sở cơ quan lãnh sự một cách không phù hợp với việc thi hành chức năng lãnh sự.
3. Những quy định ở khoản 2 Điều này không loại trừ khả năng đặt trụ sở những cơ quan lãnh sự hoặc tổ chức khác ở một phần của toà nhà mà trong đó cơ quan lãnh sự đặt trụ sở, nghĩa là những trụ sở đó phải tách riêng với trụ sở cơ quan lãnh sự. Trong trường hợp như vậy, vì mục đích của Công ước này, các trụ sở nói trên không được coi là một bộ phận của trụ sở cơ quan lãnh sự.
Như vậy, không ảnh hưởng đến những quyền ưu đãi và miễn trừ của mình, tất cả những người được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ đều có nghĩa vụ tôn trọng luật và các quy định của Nước tiếp nhận.
Và họ cũng có nghĩa vụ không can thiệp vào công việc nội bộ của Nước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?