Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có bắt buộc phải là pháp nhân không?
- Tổ chức tín dụng nào được thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
- Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có phải là pháp nhân không?
- Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Tổ chức tín dụng nào được thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Tại khoản 1 Điều 4, Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân".
"Điều 6. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn"
Theo quy định trên, các tổ chức tín dụng được thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm: tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô.
Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có phải là pháp nhân không?
Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
(1) Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng phi ngân hàng: được quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 30/2015/TT-NHNN như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Thành viên góp vốn là doanh nghiệp Việt Nam, ngân hàng thương mại Việt Nam tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn vào tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên."
Theo đó, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là pháp nhân.
(2) Thành viên góp vốn của tổ chức tài chính vi mô: được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
"Điều 17. Thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm tổ chức trong nước, cá nhân trong nước, ngân hàng nước ngoài."
Theo đó, đối với tổ chức tài chính vi mô, thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân trong nước.
Như vậy, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tùy từng loại hình có thể là pháp nhân hoặc cá nhân, không bắt buộc phải là pháp nhân.
Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2015/TT-NHNN, hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định cụ thể như sau:
(1) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới các hình thức sau đây:
a) Công ty cổ phần do các cổ đông là tổ chức và cá nhân cùng góp vốn thành lập theo quy định;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một ngân hàng thương mại Việt Nam làm chủ sở hữu;
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ngân hàng thương mại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn thành lập (trong đó một ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu ít nhất 30% tổng số vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc các ngân hàng thương mại Việt Nam góp vốn thành lập.
(2) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
(3) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức tín dụng nước ngoài làm chủ sở hữu hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn thành lập.
Cơ cấu tổ chức của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Điều 18 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
(1) Tổ chức tài chính vi mô phải có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô là hai tổ chức tín dụng được phép thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Theo đó, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tùy từng loại hình có thể là pháp nhân hoặc cá nhân, không bắt buộc phải là pháp nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?