Thành viên hộ nghèo có phải người tiêu dùng dễ bị tổn thương không? Tổ chức kinh doanh có phải chống phân biệt đối xử không?

Thành viên hộ nghèo có phải người tiêu dùng dễ bị tổn thương không? Khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương tổ chức kinh doanh có phải chống phân biệt đối xử không? Việc yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý vi phạm pháp luật có liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?

Thành viên hộ nghèo có phải người tiêu dùng dễ bị tổn thương không?

Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
1. Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
b) Người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
c) Trẻ em theo quy định của pháp luật về trẻ em;
d) Người dân tộc thiểu số; người sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
đ) Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
e) Người bị bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật;
g) Thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
2. Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương được thực hiện như sau:
a) Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và các quyền, chính sách ưu tiên theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động, tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này;
...

Theo đó, người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Và, thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật được xem là người tiêu dùng dễ bị tổn thương.

Thành viên hộ nghèo có phải người tiêu dùng dễ bị tổn thương không? Tổ chức kinh doanh có phải chống phân biệt đối xử không?

Thành viên hộ nghèo có phải người tiêu dùng dễ bị tổn thương không? Tổ chức kinh doanh có phải chống phân biệt đối xử không? (Hình từ Internet)

Khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương tổ chức kinh doanh có phải chống phân biệt đối xử không?

Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
...
3. Khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm việc thực hiện quyền của người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật;
b) Áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương;
c) Không được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương quy định tại điểm c khoản 2 Điều này do khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán;
d) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng yếu tố dễ bị tổn thương để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch;
...

Như vậy, tổ chức kinh doanh khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương có trách nhiệm chống phân biệt đối xử, lợi dụng yếu tố dễ bị tổn thương để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch.

Việc yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý vi phạm pháp luật có liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về việc yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý vi phạm pháp luật có liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng

- Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định khác của pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xử lý theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực được phân công.

- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhận được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan nhà nước khác thì có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến cơ quan đó và thông báo cho người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan biết.

- Người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, bằng chứng về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
Pháp luật
Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
Pháp luật
Doanh nghiệp siêu nhỏ không có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng có đúng không?
Pháp luật
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự?
Pháp luật
Người nổi tiếng trên mạng xã hội có phải thông báo cho người dùng việc mình được tài trợ PR sản phẩm không?
Pháp luật
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự có phải chịu án phí không?
Pháp luật
Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, bao gồm các hoạt động nào theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm? Khách hàng là người tiêu dùng có những quyền gì?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động thương mại độc lập có được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương do khác biệt về tiếng nói?
Pháp luật
Phạm vi hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người tiêu dùng dễ bị tổn thương
197 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người tiêu dùng dễ bị tổn thương Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người tiêu dùng dễ bị tổn thương Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào