Thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những ai và số lượng tối đa là bao nhiêu người?
Thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những ai?
Thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những ai? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định như sau
Cơ cấu của Hội đồng:
1. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng; Ủy viên thường trực Hội đồng; Thư ký Hội đồng và các ủy viên Hội đồng.
Các chức danh: Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực và Thư ký Hội đồng do cán bộ Viện Khoa học bảo hiểm xã hội đảm nhận.
...
Theo đó, thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Ủy viên thường trực Hội đồng;
- Thư ký Hội đồng và các ủy viên Hội đồng.
Các chức danh: Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực và Thư ký Hội đồng do cán bộ Viện Khoa học bảo hiểm xã hội đảm nhận.
Số lượng thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam tối đa là bao nhiêu người?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định về số lượng thành viên Hội đồng như sau:
Số lượng thành viên Hội đồng
1. Số lượng thành viên Hội đồng là 11 người. Trong những trường hợp đặc biệt, Tổng Giám đốc quyết định bổ sung thêm số lượng thành viên Hội đồng.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi thành viên Hội đồng đo Tổng Giám đốc quyết định.
Theo đó, số lượng thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam tối đa là 11 người. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, Tổng Giám đốc quyết định bổ sung thêm số lượng thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Để trở thành thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định như sau:
Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng
Thành viên Hội đồng là cán bộ có trình độ chuyên môn cao của các ban nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và có học vị từ Thạc sĩ trở lên.
Theo đó, thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải là cán bộ có trình độ chuyên môn cao của các ban nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và có học vị từ Thạc sĩ trở lên.
Lưu ý: Trong các trường hợp được quy định tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 thì tư cách thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ bị chấm dứt khi:
- Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 1/2 tổng số phiên họp chính thức;
- Thôi công tác tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trách nhiệm và quyền hạn của thành viên Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các hoạt động của Hội đồng;
2. Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quy chế này;
3. Chỉ đạo Ban Thường trực Hội đồng chuẩn bị nội dung và chương trình các phiên họp của Hội đồng;
4. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng và của Ban Thường trực;
5. Kết luận những vấn đề đã được thảo luận tại các cuộc họp của Hội đồng;
6. Phê duyệt đề cương chi tiết đề tài khoa học.
Theo Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc điều hành công tác chung của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về phần công tác được phân công phụ trách;
2. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền và có trách nhiệm báo cáo lại Chủ tịch Hội đồng.
Theo Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên thường trực
1. Giúp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình và điều kiện làm việc cho các kỳ họp của Hội đồng;
2. Xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả hoạt động theo định kỳ của Hội đồng.
Theo Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Thư ký Hội đồng
1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho các cuộc họp của Hội đồng;
2. Ghi biên bản các kỳ họp của hội đồng;
3. Tổng hợp kiến nghị của các thành viên Hội đồng để thông qua Ban Thường trực trình Tổng Giám đốc.
Theo Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của các ủy viên Hội đồng
1. Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng;
2. Đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Hội đồng hoặc trả lời các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng;
3. Chủ động đề xuất ý kiến, kiến nghị các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên sâu;
4. Được quyền bảo lưu ý kiến trong các cuộc họp của Hội đồng và yêu cầu ghi ý kiến đó vào biên bản họp Hội đồng để Hội đồng tiếp tục nghiên cứu, xem xét trình Tổng Giám đốc;
5. Được Hội đồng cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu, văn bản liên quan đến nội dung thảo luận của phiên họp Hội đồng;
6. Được bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết theo chế độ quy định hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
7. Có trách nhiệm quản lý tài liệu và văn bản mật theo quy định chung của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?