Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương do ai quyết định? Có các trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương do ai quyết định?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy chế làm việc 03-QC/TW năm 2021 của Hội đồng Lý luận Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương như sau:
Tổ chức bộ máy của Hội đồng Lý luận Trung ương
Tổ chức bộ máy của Hội đồng Lý luận Trung ương (gọi tắt là Hội đồng), bao gồm:
1. Thường trực Hội đồng do Bộ Chính trị quyết định theo nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng; các Phó Chủ tịch Hội đồng, trong đó có một Phó Chủ tịch thường trực, một số Phó Chủ tịch chuyên trách, một số Phó Chủ tịch kiêm nhiệm, một Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký chuyên trách.
2. Thành viên Hội đồng do Ban Bí thư quyết định.
3. Hội đồng có 4 tiểu ban:
- Tiểu ban Chính trị.
- Tiểu ban Kinh tế.
- Tiểu ban Văn hóa - Xã hội - Con người.
- Tiểu ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại.
Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban, một số phó trưởng tiểu ban do Thường trực Hội đồng quyết định. Mỗi thành viên Hội đồng tham gia một tiểu ban.
4. Cơ quan Hội đồng gồm: Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch chuyên trách, Ban Thư ký khoa học, Văn phòng Hội đồng.
Chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của Cơ quan Hội đồng do Thường trực Hội đồng quyết định.
...
Theo quy định thì thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương do Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định.
Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương do ai quyết định? Có các trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? (Hình từ internet)
Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương có các trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Theo Điều 4 Quy chế làm việc 03-QC/TW năm 2021 của Hội đồng Lý luận Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương
Thành viên của Hội đồng có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng; tích cực tham gia các công việc của Hội đồng nêu tại Điều 1 và Điều 3 của Quy chế này.
2. Thực hiện các công việc do Thường trực Hội đồng giao.
3. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng, của tiểu ban mình tham gia, các hội nghị, hội thảo do Hội đồng và tiểu ban tổ chức.
4. Tích cực, chủ động đề xuất và tham gia triển khai nghiên cứu những nội dung cần tư vấn về lý luận chính trị.
5. Nhận nhũng thông tin và tài liệu nghiên cứu, tham khảo cần thiết; có thể tham gia các đoàn khảo sát trong nước và ngoài nước do Thường trực Hội đồng tổ chức; được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng theo quy định.
6. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo mật, kỷ luật phát ngôn theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương có các trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
- Thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng; tích cực tham gia các công việc của Hội đồng nêu tại Điều 1 Quy chế làm việc 03-QC/TW năm 2021 và Điều 3 Quy chế làm việc 03-QC/TW năm 2021.
- Thực hiện các công việc do Thường trực Hội đồng giao.
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng, của tiểu ban mình tham gia, các hội nghị, hội thảo do Hội đồng và tiểu ban tổ chức.
- Tích cực, chủ động đề xuất và tham gia triển khai nghiên cứu những nội dung cần tư vấn về lý luận chính trị.
- Nhận nhũng thông tin và tài liệu nghiên cứu, tham khảo cần thiết; có thể tham gia các đoàn khảo sát trong nước và ngoài nước do Thường trực Hội đồng tổ chức; được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng theo quy định.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo mật, kỷ luật phát ngôn theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Mỗi thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương tham gia mấy tiểu ban trực thuộc Hội đồng?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy chế làm việc 03-QC/TW năm 2021 của Hội đồng Lý luận Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương như sau:
Tổ chức bộ máy của Hội đồng Lý luận Trung ương
Tổ chức bộ máy của Hội đồng Lý luận Trung ương (gọi tắt là Hội đồng), bao gồm:
...
3. Hội đồng có 4 tiểu ban:
- Tiểu ban Chính trị.
- Tiểu ban Kinh tế.
- Tiểu ban Văn hóa - Xã hội - Con người.
- Tiểu ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại.
Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban, một số phó trưởng tiểu ban do Thường trực Hội đồng quyết định. Mỗi thành viên Hội đồng tham gia một tiểu ban.
4. Cơ quan Hội đồng gồm: Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch chuyên trách, Ban Thư ký khoa học, Văn phòng Hội đồng.
Chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của Cơ quan Hội đồng do Thường trực Hội đồng quyết định.
5. Ban Thư ký khoa học do Thường trực Hội đồng quyết định. Ban Thư ký khoa học gồm Tổng Thư ký và các thư ký khoa học.
Ban Thư ký khoa học làm việc theo Quy chế làm việc của Hội đồng và Quy chế làm việc của Ban Thư ký khoa học.
6. Văn phòng Hội đồng là cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Hội đồng, thực hiện theo Quy chế làm việc của Hội đồng và Quy chế làm việc của Văn phòng Hội đồng.
Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Hội đồng do Thường trực Hội đồng quyết định sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương bằng văn bản.
Nhân sự Văn phòng Hội đồng Lý luận Trung ương do Thường trực Hội đồng quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.
7. Hội đồng có một số cộng tác viên khoa học chuyên trách làm Thư ký khoa học; cộng tác viên tư vấn cho Hội đồng; cộng tác viên vụ việc. Danh sách và số lượng cộng tác viên do Thường trực Hội đồng quyết định.
Cộng tác viên làm việc theo Quy chế cộng tác viên của Hội đồng.
Theo quy định thì mỗi thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương tham gia 01 tiểu ban trực thuộc Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?