Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương khi vắng mặt tại các cuộc họp thì phải có trách nhiệm gì?
- Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
- Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật khi vắng mặt tại các cuộc họp thì phải có trách nhiệm gì?
- Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có trách nhiệm chủ trì, điều hành Phiên họp Hội đồng khi nào?
Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
Chế độ làm việc của thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1796/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo toàn diện của Chủ tịch Hội đồng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của thành viên Hội đồng và yêu cầu phối hợp chặt chẽ trong giải quyết công việc theo nhiệm vụ được giao tại Quy chế này.
Quyết định của Hội đồng được thông qua khi có trên 50% ý kiến biểu quyết của thành viên Hội đồng. Trường hợp có tỷ lệ biểu quyết bằng nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
2. Hội đồng hoạt động thông qua các Phiên họp, báo cáo hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
3. Các thành viên Hội đồng, thành viên Tổ thường trực Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
4. Các thành viên Hội đồng có thể huy động đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức mình quản lý hoặc nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật khi vắng mặt tại các cuộc họp thì phải có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1796/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Phương thức làm việc của Hội đồng
1. Hoạt động của Hội đồng được thực hiện thông qua hình thức họp tập trung, họp trực tuyến hoặc bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng.
2. Hội đồng tổ chức họp theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập một số thành viên Hội đồng họp để giải quyết công việc của Hội đồng.
Tổ Thường trực Hội đồng đề xuất Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quyết định nội dung, thành phần tham gia, thời gian tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
Thành viên Hội đồng phối hợp chuẩn bị nội dung họp khi có đề nghị của Tổ Thường trực Hội đồng và tham dự đầy đủ các Phiên họp của Hội đồng. Trường hợp vắng mặt, thành viên Hội đồng phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền) và cử người tham dự phiên họp thay, đồng thời có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để Tổ Thường trực Hội đồng tổng hợp, báo cáo Hội đồng.
Tổ thường trực Hội đồng có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Kết luận phiên họp được thông báo tới các thành viên Hội đồng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.
Việc tổ chức họp trực tuyến theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng, tài liệu họp được gửi cho các thành viên Hội đồng qua email.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp vắng mặt tại các cuộc họp thì thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền) và cử người tham dự phiên họp thay.
Đồng thời có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để Tổ Thường trực Hội đồng tổng hợp, báo cáo Hội đồng.
Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có trách nhiệm chủ trì, điều hành Phiên họp Hội đồng khi nào?
Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1796/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Phân công trách nhiệm của các thành viên Hội đồng
...
2. Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng
a) Phó Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng xử lý và báo cáo Chủ tịch Hội đồng các công việc được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này.
b) Chủ trì, điều hành Phiên họp Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt hoặc được ủy quyền.
c) Chủ trì tham mưu, đề xuất Chủ tịch Hội đồng và Hội đồng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ và với các cơ quan, ban ngành khác trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tham mưu xử lý, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Đôn đốc các ủy viên Hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.
đ) Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng giao, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Tổ Thường trực Hội đồng.
...
Như vậy, theo quy định, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có trách nhiệm chủ trì, điều hành Phiên họp Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt hoặc được ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?