Thành viên Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng có bị miễn nhiệm khi có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Thành viên Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng có bị miễn nhiệm khi có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Trình tự thủ tục miễn nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng như thế nào?
- Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng có quyền đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động không?
Thành viên Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng có bị miễn nhiệm khi có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ không?
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 03/2024/TT-BXD quy định như sau:
Miễn nhiệm Chủ tịch và Thành viên Hội đồng quản lý
1. Điều kiện miễn nhiệm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi không tham gia thành viên Hội đồng quản lý;
b) Bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự;
c) Sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao, đã nghỉ quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
d) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
đ) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;
e) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác hoặc cấp có thẩm quyền bố trí công tác khác không phù hợp với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
g) Có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;
h) Vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
...
Như vậy, trong trường hợp thành viên Hội đồng quản lý có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị miễn nhiệm theo quy định.
Thành viên Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng có bị miễn nhiệm khi có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ không? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục miễn nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2024/TT-BXD quy định về trình tự thủ tục miễn nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng như sau:
- Trong trường hợp có đề xuất hợp pháp về việc miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý thì Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý chủ trì cuộc họp giải quyết; cuộc họp phải đảm bảo về tỷ lệ và thành phần tham gia, tỷ lệ biểu quyết theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp miễn nhiệm đồng thời Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 03/2024/TT-BXD quyết định việc tổ chức cuộc họp.
- Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 03/2024/TT-BXD việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý và gửi hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định.
- Hồ sơ đề nghị gồm có:
- Tờ trình nêu rõ lý do miễn nhiệm;
- Biên bản họp Hội đồng quản lý;
- Các văn bản khác có liên quan (nếu có).
Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng có quyền đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động không?
Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2024/TT-BXD quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý
1. Chức năng: Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Quyết định chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật viên chức, người lao động; tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Quyết định về định hướng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển khoa học công nghệ của đơn vị sự nghiệp công lập.
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
e) Quyết định về chủ trương và trình cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
g) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
h) Định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
...
Như vậy, Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng sẽ có quyền đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?