Thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có bao nhiêu thành viên?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định cơ cấu của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý có số lượng thành viên từ 05 đến 11 người, tổng số thành viên phải là số lẻ, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có số lượng thành viên từ 05 đến 11 người, tổng số thành viên phải là số lẻ, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác.
Trước đây, căn cứ Điều 7 Thông tư 13/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định cơ cấu của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập như sau:
Cơ cấu của Hội đồng quản lý
Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch, không quá 02 Phó Chủ tịch và các ủy viên với cơ cấu như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Trường hợp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập không phải là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì trong Hội đồng quản lý phải có ít nhất một ủy viên là đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
2. Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
3. Các ủy viên là đại diện Lãnh đạo của một hoặc một số đơn vị tham mưu về: tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính, quản lý khoa học và công nghệ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Một số ủy viên khác là công chức hoặc viên chức của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trong đó có 01 ủy viên được cử làm Thư ký của Hội đồng quản lý.
Thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Theo Điều 11 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 15/03/2023), được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 228/QĐ-BKHĐT năm 2023 (Có hiệu lực từ 27/02/2023) quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
1. Thành viên Hội đồng quản lý đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Là công chức hoặc viên chức;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ và chức trách được giao;
c) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;
d) Có trình độ từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao;
đ) Có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên trong ngành hoặc lĩnh vực liên quan;
e) Đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm đối với công chức, viên chức; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định;
g) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
h) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không là người đứng đầu nhưng phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý.
Như vậy, thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần đáp ứng những tiêu chuẩn nêu trên.
Trước đây, căn cứ Điều 8 Thông tư 13/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập như sau:
Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
2. Có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác ít nhất 60 tháng ở một trong các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính.
3. Người bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong vòng 05 năm gần nhất hoặc người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật thì không được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản lý.
Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có những quyền hạn gì?
Theo Điều 5 Thông tư 19/2022/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1. Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề quan trọng của đơn vị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản lý.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản lý
...
3. Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức); thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập có những quyền hạn nêu trên.
Trước đây, căn cứ Điều 6 Thông tư 13/2017/TT-BKHCN (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 03/2016/TT-BNV.
Dẫn chiếu đến Điều 8 Thông tư 03/2016/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quyết định chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động; tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Quyết định về định hướng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển khoa học công nghệ của đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong trường hợp Nghị định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực có quy định phân cấp cho Hội đồng quản lý được quyền thuê người giữ các chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu (theo đề nghị của người đứng đầu) đơn vị sự nghiệp công lập thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sự nghiệp hướng dẫn cụ thể nội dung này.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?