Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông phải có bao nhiêu năm trực tiếp giảng dạy tại trường phổ thông?
- Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông phải có bao nhiêu năm trực tiếp giảng dạy tại trường phổ thông?
- Các thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông có nhiệm vụ như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền đề xuất thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông?
Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông phải có bao nhiêu năm trực tiếp giảng dạy tại trường phổ thông?
Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn thành viên các Hội đồng thẩm định
1. Thành viên Hội đồng thẩm định có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định chương trình;
b) Có trình độ đại học trở lên; có chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông;
c) Đã tham gia xây dựng hoặc thẩm định chương trình giáo dục phổ thông; hoặc có hoạt động liên quan, đóng góp cho việc xây dựng hoặc thẩm định chương trình giáo dục phổ thông; hoặc có ít nhất 3 (ba) năm trực tiếp giảng dạy ở cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Người tham gia xây dựng chương trình thì không tham gia thẩm định chương trình.
Theo đó, một trong các tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông là có ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy ở cơ sở giáo dục phổ thông.
Do đó, để được làm thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thì phải có ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy tại trường phổ thông.
Các thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông có nhiệm vụ như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định cơ cấu Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên.
Tại Điều 9 Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông như sau:
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của Hội đồng thẩm định;
- Lập và thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng thẩm định theo tiến độ quy định;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng thẩm định;
- Điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng thẩm định;
- Chịu trách nhiệm liên hệ công tác với đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định;
- Kiến nghị thay đổi thành viên của Hội đồng thẩm định;
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định một số nội dung công việc cụ thể.
Nội dung ủy quyền được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng thẩm định;
- Báo cáo và phối hợp với đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định để xử lý các tình huống phát sinh bất thường trong quá trình thẩm định;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác như của Ủy viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định
- Chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao hoặc ủy quyền;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác như của Ủy viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng thẩm định
- Giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc và tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định;
- Lập biên bản, báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị trong các phiên họp của Hội đồng thẩm định; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực về nội dung biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
- Trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc sau khi Hội đồng thẩm định có báo cáo kết luận phải tập hợp và chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan cho đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác như của Ủy viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông;
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng thẩm định
- Được quyền yêu cầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan để phục vụ công tác thẩm định;
- Nghiên cứu bản thảo chương trình, các tài liệu liên quan do đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định cung cấp;
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về dự thảo chương trình trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; viết đánh giá, nhận xét về dự thảo chương trình theo các mẫu của Hội đồng thẩm định.
Mỗi thành viên Hội đồng thẩm định không được vắng quá 1/4 (một phần tư) tổng số cuộc họp trong một quy trình thẩm định chương trình quy định tại Điều 11 Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT.
Trường hợp không tham gia cuộc họp của Hội đồng thẩm định thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định và gửi ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong hoặc gửi qua thư điện tử cho người chủ trì trước thời điểm tổ chức cuộc họp;
- Chịu trách nhiệm về các ý kiến nhận xét, đánh giá trong quá trình thẩm định chương trình;
- Được quyền bảo lưu các ý kiến cá nhân; được gửi các ý kiến cá nhân tới đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định bằng văn bản;
- Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao.
Cơ quan nào có thẩm quyền đề xuất thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông?
Tại Điều 12 Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định về đơn vị tổ chức thẩm định chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Đơn vị tổ chức thẩm định chương trình
Vụ Giáo dục Trung học và Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng tổ chức thẩm định chương trình và thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Đề xuất danh sách các thành viên của Hội đồng thẩm định.
2. Chuẩn bị các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của Hội đồng thẩm định.
3. Hướng dẫn Hội đồng thẩm định thực hiện mục đích và yêu cầu của việc thẩm định.
4. Tiếp nhận và chuyển dự thảo chương trình đến từng thành viên của Hội đồng thẩm định; tiếp nhận hồ sơ và các đề xuất, kiến nghị của Hội đồng thẩm định để trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
5. Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc ban hành chương trình.
6. Lưu giữ dự thảo, biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và các tài liệu liên quan trong quá trình tổ chức thẩm định và bàn giao cho bộ phận lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi Hội đồng thẩm định hoàn thành nhiệm vụ để lưu trữ theo quy định.
Theo đó, đề xuất danh sách các thành viên của Hội đồng thẩm định giáo dục phổ thông là một trong các nhiệm vụ của Vụ Giáo dục Trung học và Vụ Giáo dục Tiểu học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?