Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Nam có được là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước không?
Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Nam có được là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước không?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 34 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên
Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
1. Thường trú tại Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải là công dân Việt Nam;
2. Có trình độ đại học trở lên, có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải có kinh nghiệm ít nhất 03 (ba) năm quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty;
3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật;
4. Không là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên;
5. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Nam không được là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên.
Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Nam có được là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước không? (Hình từ Internet)
Ai có quyền khen thưởng Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Nam?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 29 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu, chức năng Hội đồng thành viên
...
3. Các thành viên Hội đồng thành viên cùng chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và pháp luật về mọi nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên, trừ thành viên biểu quyết không tán thành các nghị quyết, quyết định này; thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ này, Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật có liên quan.
4. Hội đồng thành viên có 05 (năm) thành viên, gồm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật. Chủ tịch Hội đồng thành viên là thành viên chuyên trách, không kiêm nhiệm Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác của Tổng công ty; Tổng giám đốc là thành viên Hội đồng thành viên.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Nam gồm có 05 (năm) thành viên, gồm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
Khi nào nghị quyết của Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Nam có hiệu lực?
Theo khoản 8 Điều 33 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên
...
8. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc ngày có hiệu lực theo quyết định của Hội đồng thành viên hoặc ngày được chủ sở hữu chấp thuận (trong trường hợp quyết định đó phải được chủ sở hữu chấp thuận theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại Điều lệ này).
9. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có tính bắt buộc thi hành trong Tổng công ty; trường hợp Tổng giám đốc có ý kiến khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc có quyền bảo lưu ý kiến và phải báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong thời gian chưa có ý kiến hoặc quyết định của chủ sở hữu, Tổng giám đốc phải chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
10. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên được quyền tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong hoặc ngoài Tổng công ty trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty.
11. Các cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của Hội đồng thành viên. Biên bản phải thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản được lập phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;
b) Danh sách thành viên dự họp;
c) Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của các thành viên tham dự về từng vấn đề được thảo luận;
d) Tổng số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết, ý kiến bảo lưu (nếu có);
đ) Các quyết định được thông qua;
e) Họ, tên, chữ ký của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp;
...
Như vậy, nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc ngày có hiệu lực theo quyết định của Hội đồng thành viên hoặc ngày được chủ sở hữu chấp thuận (trong trường hợp quyết định đó phải được chủ sở hữu chấp thuận theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại Điều lệ này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?