Thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện nào? Quyền và nghĩa của của thành viên kinh doanh được quy định ra sao?
Thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP và khoản 5 Điều 2 Nghị định 51/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thành viên kinh doanh
Thành viên kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Vốn điều lệ từ bảy mươi lăm tỷ đồng trở lên;
4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Theo đó, thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ từ bảy mươi lăm tỷ đồng trở lên;
- Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Sở Giao dịch hàng hóa (hình từ Internet)
Thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa có những quyền nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định về quyền của thành viên kinh doanh như sau:
Quyền của thành viên kinh doanh
1. Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.
2. Yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch trong trường hợp nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.
3. Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Chiếu theo quy định này, thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa có các quyền sau:
- Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.
- Yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch trong trường hợp nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.
- Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Nghĩa vụ của thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của thành viên kinh doanh như sau:
Nghĩa vụ của thành viên kinh doanh
1. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
3. Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch.
5. Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng uỷ thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng.
6. Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng.
7. Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình.
8. Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình.
9. Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng.
10. Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình.
11. Thực hiện chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này;
12. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Theo quy định này, thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
- Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
- Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch.
- Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng ủy thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng.
- Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng.
- Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình.
- Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình.
- Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng.
- Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình.
- Thực hiện chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 158/2006/NĐ-CP;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?