Thành viên lập quỹ đầu tư chứng khoán là gì? Quyền và trách nhiệm của thành viên lập quỹ như thế nào?
Thành viên lập quỹ đầu tư chứng khoán là gì?
Theo khoản 17 Điều 2 Thông tư 98/2020/TT-BTC có giải thích như sau:
17. Thành viên lập quỹ là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký đã ký hợp đồng lập quỹ ETF với công ty quản lý quỹ.
Theo đó, thành viên lập quỹ đầu tư chứng khoán được hiểu là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký đã ký hợp đồng lập quỹ ETF với công ty quản lý quỹ.
Trách nhiệm của thành viên lập quỹ đầu tư chứng khoán được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 42 Thông tư 98/2020/TT-BTC quy định thành viên lập quỹ đầu tư chứng khoán có các trách nhiệm như sau:
- Nhận lệnh giao dịch (trực tiếp hoặc thông qua đại lý phân phối) và chuyển lệnh giao dịch của từng nhà đầu tư tới công ty quản lý quỹ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Quy định này chỉ áp dụng đối với thành viên lập quỹ là công ty chứng khoán;
- Không được tổng hợp, bù trừ lệnh giao dịch của các nhà đầu tư. Lệnh giao dịch của nhà đầu tư phải được xử lý độc lập, tách biệt với việc xử lý các lệnh giao dịch của chính thành viên lập quỹ.
+ Trong giao dịch hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF, thành viên lập quỹ chỉ được sử dụng tài sản trên tài khoản tự doanh, tài sản của chính mình để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF, không được sử dụng tài sản của nhà đầu tư;
- Bảo đảm nhà đầu tư có đầy đủ tiền, chứng khoán để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật;
- Quản lý tách biệt tài sản của nhà đầu tư trên tài khoản của từng nhà đầu tư, độc lập với tài sản của mình.
+ Không được sử dụng tài sản của nhà đầu tư dưới mọi hình thức; không được gửi, rút, chuyển khoản, thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư; không được nhận ủy quyền của nhà đầu tư và thực hiện chuyển tiền, tài sản giữa các tài khoản của các nhà đầu tư.
Các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư chỉ được phép thực hiện nếu phù hợp với quy định của pháp luật và theo lệnh, chỉ thị hợp pháp và bằng văn bản của nhà đầu tư;
- Duy trì kênh liên lạc liên tục và thông suốt với nhà đầu tư, đảm bảo cập nhật cho nhà đầu tư một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi thông tin và giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư về sản phẩm quỹ đã chào bán;
+ Thống kê, tổng hợp sao kê tài khoản, xác nhận giao dịch theo yêu cầu của nhà đầu tư;
+ Cung cấp cho nhà đầu tư Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính của quỹ, tài liệu về các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư, các thông tin khác;
+ Thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin theo ủy quyền của công ty quản lý quỹ;
- Tổng hợp, lưu trữ thông tin chi tiết về nhà đầu tư và các giao dịch của nhà đầu tư.
+ Cung cấp các thông tin này cho công ty quản lý quỹ, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức này;
- Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của đại lý phân phối.
Thành viên lập quỹ đầu tư chứng khoán là gì? Quyền và trách nhiệm của thành viên lập quỹ như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành viên lập quỹ đầu tư chứng khoán có các quyền hạn như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 42 Thông tư 98/2020/TT-BTC quy định thành viên lập quỹ có các quyền hạn như sau:
Thành viên lập quỹ, đại lý phân phối, tổ chức tạo lập thị trường
1. Quyền của thành viên lập quỹ:
a) Được cung cấp dịch vụ môi giới cho nhà đầu tư trong hoạt động hoán đổi danh mục theo quy định tại Điều 43 Thông tư này;
b) Được thực hiện các giao dịch tự doanh theo cơ chế hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu của mình lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF với quỹ ETF và ngược lại;
c) Được vay chứng khoán cơ cấu để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF; hoặc vay các lô chứng chỉ quỹ ETF để hoán đổi lấy danh mục chứng khoán cơ cấu. Hoạt động vay chứng khoán, chứng chỉ quỹ ETF này phải được thực hiện trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán và theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Được thực hiện các giao dịch chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán cơ cấu khi đã có lệnh đối ứng được khớp, bảo đảm có đủ tài sản tại thời điểm để thanh toán giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư này.
...
Như vậy, thành viên lập quỹ đầu tư chứng khoán có các quyền hạn sau đây:
- Được cung cấp dịch vụ môi giới cho nhà đầu tư trong hoạt động hoán đổi danh mục theo quy định tại Điều 43 Thông tư 98/2020/TT-BTC;
- Được thực hiện các giao dịch tự doanh theo cơ chế hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu của mình lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF với quỹ ETF và ngược lại;
- Được vay chứng khoán cơ cấu để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF; hoặc vay các lô chứng chỉ quỹ ETF để hoán đổi lấy danh mục chứng khoán cơ cấu. Hoạt động vay chứng khoán, chứng chỉ quỹ ETF này phải được thực hiện trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán và theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Được thực hiện các giao dịch chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán cơ cấu khi đã có lệnh đối ứng được khớp, bảo đảm có đủ tài sản tại thời điểm để thanh toán giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư 98/2020/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?